Hàng loạt trường sư phạm hạ điểm tới tận đáy để vớt thí sinh khiến nhiều người không khỏi lo lắng cho chất lượng đội ngũ giáo viên tương lai và những thế hệ học trò của các thầy cô này.

9 điểm/3 môn cũng đỗ: Đừng để ngành sư phạm đi vào 'ngõ cụt'

Hải Yến | 09/08/2017, 13:52

Hàng loạt trường sư phạm hạ điểm tới tận đáy để vớt thí sinh khiến nhiều người không khỏi lo lắng cho chất lượng đội ngũ giáo viên tương lai và những thế hệ học trò của các thầy cô này.

Chính Thủ tướng chính phủ đã khẳng định: "Nếu không quan tâm đặc biệt tới đội ngũ các thầy cô giáo thì việc đổi mới giáo dục sẽ không bao giờ thành công". Điểm số của các thí sinh trong kỳ thi THPT quốc gia 2017tăng vọt, hàng loạt các trường tốp đầu đưa ra mức điểm chuẩn cao chót vót. Trong khi đó,các trường sư phạm lại lặng lẽ hạ điểm chuẩn, thậm chí có những trường CĐ thông báo tuyểnthí sinh có tổng điểm cả 3 môn chưa đến 10khiến nhiều người lo lắng cho chất lượng đội ngũ giáo viêntrong tương lai.

Tại trường CĐ Sư phạm Thái Bình có 192thí sinh trúng tuyển bằng điểm thi THPT quốc gia, trong đó 18 thí sinhđỗ vào ngành sư phạm Toán, Ngữ văn, Lịch sử... Có 6 em được tổng điểm ba môn dưới 15, tức mỗi môn chưa đến 5 điểm.

Đặc biệt, 2 thí sinh đỗ ngành sư phạm Lịch sửnhưng điểm thi THPT quốc gia môn này chỉ được 2,5 và 3,5. Có trường hợp đỗ sư phạm Toán, sư phạm tiếng Anh nhưng điểm thi môn chuyên ngành là 3,6. Thực trạng một số trường cao đẳng sư phạm lấy 3 điểm mỗi môn được xem là "thảm họa của giáo dục".

Chia sẻ về vấn đề này, TS Nguyễn Tùng Lâm, Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội khẳng định, các trường sư phạm có điểm đầu vào thấp thì chất lượng giáo dục cũng thấp. Việc các thí sinh có3 điểm mỗi môn mà đỗ vào ngành sư phạm chưa bao giờ xảy ra trong nền giáo dục.

Thậm chí, PGS.TS Văn Như Cương còn nói vui rằng: "Lâu nay, chưa bao giờ chúng tôi tuyển dụng giáo viên mà phải quan tâm tới điểm đầu vào, giáo viên đó thi được bao nhiêu điểm và học trường gì. Tuy nhiên, trong thời gian tới chắc phải chú trọng vào việc này để có thể tuyểnđược giáo viên chất lượng, giúpviệc dạy học cho học sinh cũngchất lượng như trường đã và đang thực hiện".

Để khắc phục tình trạng này, PGS.TS Văn Như Cương cho rằng lâu nay các trường sư phạm chủ yếu sống bằng ngân sách nhà nước và ngân sách này lại phụ thuộc hoàn toàn vào việc tuyển sinh,chính vì thế, nếu muốn thay đổi thì chỉ nên khoán cho các trường một khoản ngân sách nhỏ mà không phụ thuộc vào tiêu chí tuyển sinh. Việc nàynhằm giúpcác trường chủ động hơn trong việc nâng cao chất lượng đào tạo.

"Đầu vào thấp thì sẽ ảnh hưởng đến chất lượng đầu ra, bởi kiến thức phổ thông của sinh viên còn hạn chế. Muốn có đội ngũ giáo viên có chất lượng, đáp ứng yêu cầu đổi mới giáo dục hiện nay thì các trường sư phạm phải củng cố đội ngũ giảng viên có chất lượng. Cần có chế độ ưu tiên cho ngành giáo dụcnhư đã ưu tiên cho quân đội, công an, đảm bảo người thầy sống được bằng tiền lương. Từ đó các trường xác định chỉ tiêu tuyển sinh cho phù hợp, tránh vì chỉ tiêu mà đào tạo quá thừa hoặc quá thiếu. Khi có sinh viên, các trường phải quản lý chặt chẽ khâu đào tạo, đảm bảo chất lượng đầu ra", PGS.TSVăn Như Cương chia sẻ.

Không dừng lại ở việc hạ điểm chuẩn, các trường khối sư phạm lại phải đối mặt với hàng loạt thí sinh ảo. Theo kế hoạch, đến hết ngày 12.8, quá trình cập nhật thí sinh khẳng định nhập học kết thúc. Tuy nhiên, đến nay vẫn có rất nhiều trường lo lắng vì danh sách thí sinh xác nhận nhập học thực tế không cao và dự đoán số lượng thí sinh gửi giấy tờ về trường qua đường bưu điện cũng không nhiều. Thậm chí, có những trường lo lắng về việc tuyển sinh nênđã chủ động gọi điện cho các thí sinh để xác nhận nhập học, bổ sung thêm chỉ tiêu. Với những ghi nhận hiện tại, sự lo lắng về thí sinh ảo là hoàn toàn có cơ sở.

Kỳ thi THPT quốc gia 2017 đã kết thúc và được đánh giá cơ bản là thành công, lọc được lượng lớn thí sinh đúng với lực học của các em. Nhưng theo các chuyên gia giáo dục đánh giá, với số điểm 10 và điểm 8-9 ở kỳ thi này thì năng lực của các học sinh cũng không chênh nhau là bao nhiêu. Tuy nhiên,cũng không khẳng định được thí sinh cóđiểm 10 sẽ học giỏi hơn thí sinh có số điểm là 8.

Chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới, PGS.TS Trần Xuân Nhĩ khẳng định, hiện Bộ GD-ĐT đang gấp rút đưa ra chương trình Giáo dục phổ thông tổng thể đi vào thực tế. Tuy nhiên, thực tế số lượng tuyển sinh từ các kỳ thi vào các trường sư phạm lại thấp đến không ngờ. Với 9 điểm/3 môn thi thì liệucác "ứng viên ngành sư phạm" này có đủ sức gánh trên vai những mục tiêu đổi mới mà Bộ GD-ĐT đưa ra hay không? Tương lai của đất nước sẽ đi về đâu nếu ngành sư phạm phải hạ điểm sàn "chạmđáy" để mong có được thí sinh, còn các thí sinh có điểm cao lại không muốn vào ngành sư phạm? Đừng đểngành sư phạm phải đi vào "ngõ cụt" khi không đưa ra được giải pháp tuyển sinh cho ngành này.

"Việc phát triển đội ngũ giáo viên luôn là vấn đề chiến lược, lâu dài của đất nước, của ngành giáo dục. Mọi cải cách đều có mặt tốt, xấu nhưng nếu giáo viên không đủ năng lực để truyền tải những thông điệp, ý nghĩa cũng như chia sẻ về những khó khăn của ngành sư phạm thì việc phát triển ngành cũng rất khó chứ đừng nói là sự phát triển của toàn xã hội. Để bắt tay vào thực hiện các dự án đổi mới giáo dục, tôi cũng mong Bộ GD-ĐT hãy chú ý tới đầu vào, đầu ra của các trường sư phạm. Đây chính là cái nôi đào tạo nên những con người dạy dỗ chocác thế hệ của đất nước. Nếu không chặt chẽ ngay từ đầu sẽ biến tướng và thất bại ngay ở những bước tiếp theo",PGS.TS Trần Xuân Nhĩ cho hay.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
8 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
9 điểm/3 môn cũng đỗ: Đừng để ngành sư phạm đi vào 'ngõ cụt'