Theo các chuyên gia, nội tạng động vật đúng là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ với sức khỏe. Chính vì vậy, người ăn nên tìm hiểu rõ về loại thực phẩm này để hạn chế tối đa những nguy cơ không tốt cho sức khỏe.

Ăn nội tạng động vật như thế nào để không lo bị bệnh?

14/02/2019, 18:50

Theo các chuyên gia, nội tạng động vật đúng là thực phẩm giàu giá trị dinh dưỡng nhưng cũng tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ với sức khỏe. Chính vì vậy, người ăn nên tìm hiểu rõ về loại thực phẩm này để hạn chế tối đa những nguy cơ không tốt cho sức khỏe.

Không ăn nội tạng chưa rõ nguồn gốc, để qua đêm... - Ảnh: Internet

Không ăn nội tạng không rõ nguồn gốc

Theo các cơ quan chức năng, hiện nay trên thị trường đã tồn tại tình trạng thương lái nhập lậu nội tạng động vật không rõ nguồn gốc, thậm chí bị ôi, thiu rồi giao cho cá cửa hàng chế biến hay các điểm bán lẻ nội tạng.

Loại nội tạng này tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ cho sức khỏe, vì vậy, khi ăn nội tạng bạn cần phải biết rõ nguồn gốc của loại thực phẩm mình ăn, tránh mua hoặc ăn nhầm loại thực phẩm đáng sợ nêu trên.

Không ăn nội tạng không được chế biến kỹ

Nội tạng động vật rất dễ nhiễm bẩn nên có thể là một ổ vi khuẩn gây bệnh tả, kiết lị, thương hàn, bệnh lao, bệnh than, bệnh viêm gan... Đồng thời chúng cũng có thể nhiễm nhiều loại ký sinh trùng như sán dây, sán chó, giun xoắn...

Nếu như nội tạng không được sơ chế kỹ càng và nấu chín hoàn toàn, những loại vi khuẩn và ký sinh trùng này có thể xâm nhập vào cơ thể người, gieo mầm cho nhiều loại bệnh tật.

Không ăn quá nhiều nội tạng động vật

Dù nội tạng động vật có là món ăn khoái khẩu của bạn đến đâu thì cũng nên ăn món ăn này một cách chừng mực.

Bởi vì nội tạng tuy bổ dưỡng nhưng lại chứa rất nhiều chất đạm, cholesterol xấu, acid uric... có thể gây ra các bệnh nguy hiểm như bệnh tiểu đường, tim mạch, huyết áp cao, bệnh gút...

Theo các chuyên gia khuyến cáo, lượng nội tạng động vật vừa đủ mà bạn nên ăn là 1 tuần 1 - 2 lần, mỗi lần chỉ từ 50 - 70g cho người lớn và 30 - 50g cho trẻ em.

Dù là món yêu thích cũng không nên ăn quá nhiều

Không ăn nội tạng để qua đêm

Nội tạng là loại thực phẩm rất dễ nhiễm khuẩn. Vì vậy, bạn cần chế biến ngay khi mua về để tránh tình trạng ôi thiu, lên mùi khó chịu hoặc nhiễm khuẩn gây hại cho sức khỏe.

Nên dùng chanh, giấm, muối hạt làm sạch các loại nội tạng như ruột non, dạ dày... để chúng được thơm ngon. Còn với những bộ phận khác như tim, gan, bầu dục nên cắt bỏ phần hôi, nặn hết máu động, trần qua nước sôi trước khi sử dụng.

Ngay cả khi đã nấu chín và không sử dụng hết, lượng nội tạng thừa cũng nên bỏ đi không nên ăn sau khi đã để qua đêm vì chúng rất dễ nhiễm khuẩn trở lại và gây ngộ độc cho bạn.

Nên chế biến kết hợp với các thực phẩm khác

Một trong những cách ăn quan trọng nhất đối với nội tạng động vật chính là nấu trộn với các thực phẩm khác.

Việc sử dụng các thành phần khác khi ăn nội tạng động vật để đảm bảo lượng chất dinh dưỡng cân bằng hơn sau khi ăn. Ví dụ như bạn có thể chế biến nội tạng với tỏi tây, bắp cải hoặc cần tây, có thể làm giảm sự hấp thụ cholesterol vào cơ thể, đồng thời có thể khiến các thực phẩm tiếp tục bổ sung cho nhau về dinh dưỡng, có lợi cho sức khỏe.

Q.Anh (t/h)

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
5 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Ăn nội tạng động vật như thế nào để không lo bị bệnh?