Quốc vụ khanh Quốc phòng Anh Frederick Curzon ngày 5.5 cho biết nước này ủng hộ kế hoạch của Pháp về thiết lập một lực lượng can thiệp quân sự châu Âu, động thái giúp Luân Đôn duy trì quan hệ quốc phòng mạnh mẽ với Liên minh châu Âu (EU) sau khi rời khỏi khối này.

Anh ủng hộ kế hoạch lập lực lượng can thiệp quân sự châu Âu của Pháp

Cẩm Bình | 06/05/2018, 14:25

Quốc vụ khanh Quốc phòng Anh Frederick Curzon ngày 5.5 cho biết nước này ủng hộ kế hoạch của Pháp về thiết lập một lực lượng can thiệp quân sự châu Âu, động thái giúp Luân Đôn duy trì quan hệ quốc phòng mạnh mẽ với Liên minh châu Âu (EU) sau khi rời khỏi khối này.

Mang tên “Sáng kiến Can dự châu Âu” (EII), lực lượng có thể được triển khai nhanh chóng để ứng phó được với các cuộc khủng hoảng, nhưng tách riêng với các hợp tác quốc phòng EU khác. Do đó Anh không gặp khó khăn gì khi tham gia.

Có mặt tại Sofia (Bulgaria) để tham dự cuộc họp của các Bộ trưởng Quốc phòng EU, ông Curzon phát biểu: “Chúng tôi nhiệt tình ủng hộ Tổng thống Pháp Macron về sáng kiến này. Chúng tôi sẽ bàn bạc với quan chức Pháp về những ý tưởng mà họ xây dựng”.

25 quốc gia EU tháng 12 năm ngoái đã ký một thỏa thuận quan trọng, nhất trí hợp tác trong nhều dự án quân sự. Không rõ Anh có được phép tham gia vào bất kỳdự án nào sau khi ra khỏi khối hay không.

Luân Đôn luôn phản đối những động thái lập “quân đội chung”, nhưng nước này cũng nhấn mạnh ý muốn tiếp tục hợp tác quốc phòng chặt chẽ với EU dù sau này có rời khối.

Anh muốn duy trì quan hệ quốc phòng chặt chẽ với EU dù rời khỏi khối - Ảnh: Reuters

Quốc vụ khanh Curzon cho rằng: “EII chắc chắn có thể giúp chúng tôi đạt điều mong muốn. Đó là quan hệ đối tác sâu sắc và đặc biệt về quốc phòng - an ninh với các đồng nghiệp châu Âu”.

Tại Hội nghị an ninh Munich vào tháng 2 vừa qua, Bộ trưởng Quốc phòng Pháp Florence Parly khẳng định lực lượng can thiệp quân sự có thể phản ứng trước mối đe dọa ngay sát EU, đặc biệt là khu vực phía Nam.

Quan chức này hôm 5.5 đã có cuộc gặp riêng với bà Federica Mogherini, đại diện cấp cao về an ninh và chính sách đối ngoại EU, để giải thích chi tiết về EII. Kế hoạch hiện đã nhận được hứng thú từ 9 quốc gia, trong đó có Ý, Tây Ban Nha, Đức, Đan Mạch và Estonia.

Cẩm Bình (theo Straits Times)
Bài liên quan
Thủ tướng: Tây Ninh có 'thiên thời, địa lợi, nhân hòa' để tăng tốc phát triển nhanh, bền vững
Chiều 5.5, tại tỉnh Tây Ninh, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính dự Hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh Tây Ninh thời kỳ 2021-2030, tầm nhìn đến năm 2050 (Quy hoạch).

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyên gia nói gì về dự thảo nghị định điện mặt trời mái nhà tự sản, tự tiêu?
Chuyên gia đồng tình việc ghi nhận sản lượng điện giá 0 đồng khi chưa tính toán được toàn bộ lợi ích-chi phí và những hệ lụy của việc các hộ điện mặt trời tự sản, tự tiêu bán điện vào lưới điện quốc gia. Tuy nhiên, cần tính toán cụ thể về lợi và hại của lượng điện này.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Anh ủng hộ kế hoạch lập lực lượng can thiệp quân sự châu Âu của Pháp