“Hai “bảo vật Quốc gia” chính là hai pho tượng thần Vishnu được các nhà khảo cổ phát hiện khi khai quật khu di tích gò Tháp Mười tầng vào năm 1998”, ông Danh cho biết.

Bài 6: Ly kỳ chuyện phát hiện hai bảo vật Quốc gia

Hùng Anh | 25/08/2019, 08:11

“Hai “bảo vật Quốc gia” chính là hai pho tượng thần Vishnu được các nhà khảo cổ phát hiện khi khai quật khu di tích gò Tháp Mười tầng vào năm 1998”, ông Danh cho biết.

Hai pho tượng cổ trong di tích

Nhắc đến hai “bảo vật Quốc gia” được tìm thấy trong khu di tích gò Tháp Mười tầng, ông Phùng Quốc Danh, cán bộ Ban Quản lý khu di tích Quốc gia đặc biệt Gò Tháp, cho biết đó là 1 câu chuyện khá ly kỳ. Ông Danh kể, sau khi cuộc kháng chiến chống Pháp của 2 vị anh hùng Thiên hộ Dương và Đốc binh Kiều thất bại năm 1866 và căn cứ địa bị triệt phá, khu Gò Tháp chìm vào quên lãng, hoang phế.

Nhưng bất ngờ trong những năm từ 1869 đến 1878, mộtquan chức người Pháp là ông Silvestre thông tin về những phát hiện kỳ lạ tại di tích Gò Tháp, đặc biệt đáng chú ý là nền móng mộtngôi tháp cổ và các bánh xe bằng đá. Sau các công bố của ông Silvestre, trong nhiều năm các học giả người Pháp tiếp tục có những nghiên cứu về khu Gò Tháp và tìm thấy nhiều dấu tích bằng gạch ngói cổ, các cấu kiện bằng đá có khắc chữ cổ.

Các nghiên cứu kéo dài đến những năm 1930-1940 thì người Pháp kết luận: gò Tháp Mười chính là mộttrung tâm tôn giáo quan trọng thời xa xưa. Sau đó do điều kiện chiến tranh, toàn bộ khu vực di tích Gò Tháp tiếp tục bị quên lãng, hoang phế.

Sau ngày 30.4.1975, các nhà khảo cổ học Việt Nam đã rất chú ý đến khu di tích Gò Tháp và tiến hành nhiều đợt khảo sát, khai quật khảo cổ. Lúc đó tại khu Gò Tháp cây cỏ, lau sậy mọc um tùm, trên đỉnh gò ngổn ngang những khối bê tông lớn rêu phong, dấu tích còn lại của ngôi tháp 10 tầng “Viễn vọng đài” bị đánh sập năm 1960.

Trong đợt khai quật đầu tiên vào năm 1983, các nhà khảo cổ đã thu được 187 hiện vật quý, trong đó có nhiều tượng Phật bằng gỗ. Các cuộc khai quật, nghiên cứu gò Tháp 10 tầng tiếp tục từ năm 1984 và các nhà khảo cổ đã xác định được trước khi có “Viễn vọng đài 10 tầng” thì thời vua Thiệu Trị của triều Nguyễn trên đỉnh gò có 1 ngôi tháp cổ do lưu dân người Việt xây dựng để thờ Phật, nhưng sau đó tháp này đã hoang phế. Nhưng lúc đó chưa ai biết những bí mật ẩn giấu dưới nền những ngôi tháp cổ trên đỉnh gò Tháp 10 tầng.

Năm 1998, các nhà khảo cổ quyết định khai quật gò Tháp 10 tầng. Ngay khi phá được lớp nền bê tông cốt thép kiên cố của “Viễn vọng đài 10 tầng”, các nhà khảo cổ hết sức kinh ngạc vì trước mắt họ phát lộ mộtkiến trúc cổ xây bằng gạch khá lớn, có chiều dài từ đông sang tây là 17,3m, từ bắc xuống nam 12m. Theo ông Danh, lúc đó các nhà khảo cổ chưa biết phế tích vừa được phát hiện có công dụng như thế nào, có người còn suy đoán đó là những ngôi mộ cổ của người xưa.

Hai pho tượng thần Vishnu được công nhận là “bảo vật Quốc gia” - Ảnh: Thanh Anh

Trong lúc mọi việc chưa ngã ngũ, ngày 15.7.1998, trong lúc khai quật phần móng phía Nam của phế tích thì các nhà khảo cổ bất ngờ làm phát lộ 2 pho tượng cổ, tượng lớn nằm theo hướng bắc-nam, tượng nhỏ nằm theo hướng đông- tây.

“Sau khi đưa 2 pho tượng về nghiên cứu bằng các phương pháp hiện đại, các nhà khảo cổ xác định 2 pho tượng là thần Vishnu, thần bảo tồn, 1 trong 3 vị thần rất quan trọng của Hindu giáo. Từ kết quả này, các nhà khảo cổ khẳng định phế tích trong lòng gò Tháp 10 tầng chính là mộtngôi đền thờ thần Vishnu”, ông Danh nhớ lại.

Sau khi tìm được 2 pho tượng thần Vishnu, các nhà khảo cổ học tiếp tục khai quật khu gò Tháp 10 tầng thêm 2 đợt vào các năm 2015 và 2016. Nhiều phế tích cổ xưa, trong đó có kiến trúc Ao Thần, sân lễ hội của đền thờ thần Vishnu, có niên đại từ thế kỷ thứ II đến thế kỷ thứ XII sau Công nguyên đã được phát hiện.

Cận cảnh 2 tượng thần Vishnu là “bảo vật quốc gia”

Ông Danh cho biết, các nhà khảo cổ đã xác định 2 pho tượng thần Vishnu là tượng cổ, rất quý hiếm. Pho tượng lớn cao 148cm, rộng 40cm, nặng 70kg, làm bằng đá sa thạch màu xám trắng, toàn thân phủ mộtlớp phong hóa màu xám vàng. Tượng được tạc ở tư thế đứng trên bệ hình chữ nhật dẹt, liền khối với chốt cắm tiết diện hình thang, 2 tay chống 2 cây gậy quyền của thần.

Tượng có dáng cân đối, eo thắt, ngực nở hơi ưởn về trước, khuôn mặt thanh tú, đầu đội mũ hình trụ, mắt mở to nhìn thẳng, miệng hơi mỉm cười. Phần thân trên của tượng được để trần, thân dưới quấn vày dài trơn, ôm sát thân và buông dài xuống đến mắt cá chân. Điều đặc biệt là pho tượng thần Vishnu này có 4 tay, trong đó tay phải phía trên cầm 1 bánh xe Chakra, tay phải phía dưới có lòng bàn tay để ngửa, các ngón tay uốn cong trong tư thế cầm hoa sen, tì trên gậy quyền.

Di tích đền thờ thần Vishnu ở gò Tháp 10 tầng sau khi khai quật - Ảnh: Thanh Anh

Đáng tiếc là cánh tay trái phía trên của pho tượng đã bị gãy mất đến vai, còn tay phía dưới nắm chặt đầu cây gậy quyền. Pho tượng được các nhà khảo cổ xác định có niên đại khoảng thế kỷ thứ VII sau Công nguyên. Ngày 30.12.2013 pho tượng thần Vishnu này đã được Thủ tướng Chính phủ công nhận là “bảo vật Quốc gia”.

Trong khi đó pho tượng thần Vishnu thứ 2 có trọng lượng khoảng 8,6kg và không còn nguyên vẹn như pho tượng lớn. Tượng có kích thước còn lại là 64cm x 28cm, được làm bằng đá sa thạch mịn, màu xám xanh, toàn thân bị phủ mộtlớp phong hóa do chôn vùi lâu trong lòng đất.

Pho tượng thần Vishnu này cũng có 4 tay, nhưng 2 tay phải đã bị gãy mất; tay trái phía trên cầm ốc tù và Sankha, tay trái phía dưới chống gậy trơn và gậy cũng bị gãy. Pho tượng này có nhiều điểm khác biệt so với pho tượng thần Vishnu lớn, như khuôn mặt hơi vuông, cằm bạnh, cổ ngắn, to, không có ngấn, 2 dái tai dài xuống tận vai, vai hơi ngang, bụng hơi phệ.

Phần thân trên của tượng cũng để trần, nhưng thân dưới lại quấn váy ngắn ôm sát than dài đến gối, cuộn thành nút tròn nhỏ và buông thành các nếp hình đuôi cá 3 lớp. Điều đáng chú ý là pho tượng thần Vishnu này đội mũ trụ nhưng có 2 cánh mũ phía sau. Pho tượng này được các nhà khảo cổ xác định có niên đại khoảng thế kỷ thứ VI sau Công nguyên và ngày 23.12.2015 được Thủ tướng Chính phủ công nhận là “bảo vật Quốc gia”.

Theo ông Danh, 2 pho tượng thần Visnhu làkiệt tác nghệ thuật cổ của cư dân Gò Tháp trong thời kỳ nền văn hóa Óc Eo phát triển rực rỡ. Hai pho tượng này được công nhận là “bảo vật Quốc gia” vì có giá trị rất đặc biệt về lịch sử, văn hóa và khoa học. “Đây là những hiện vật gốc tiêu biểu cho nghệ thuật tượng tròn của văn hóa Óc Eo, là cơ sở khoa học thuyết phục nhất để khẳng định các kiến trúc cổ ở gò Tháp Mười là đến thờ thần Vishnu và trung tâm tôn giáo, tín ngưỡng của vương quốc Phù Nam xưa”, ông Danh cho biết.

Trong khi đó ông Tư Bảo, người am tường nhiều câu chuyện huyền hoặc về các kho báu vùng Gò Tháp, cho rằng sở dĩ các nhà khảo cổ học “được phép” đào bới, khai quật toàn bộ khu Gò Tháp, thu được nhiều hiện vật quý như vàng bạc, tượng cổ là vì 2 vị anh hùng Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều đã “cho phép” họ khai quật.

Gò tháp 10 tầng ngày nay, bên trái là mái che bảo vệ di tích đền thờ thần Vishnu - Ảnh: Thanh Anh

“Sở dĩ tui nói như vậy là vì trước đây nhiều người vô khu này tìm vàng nhưng đều không lấy được gì, lại còn bị thần linh quở phạt đến mức bệnh tật, ốm đau. Còn các nhà khảo cổ khai quật kho báu không phải vì lòng tham mà vì mục đích khoa học, nên 2 vị anh hùng mới đồng ý cho họ đưa kho báu lên mặt đất cho mọi người chiêm ngưỡng.

Hiện nay trong khu di tích có đền thờ 2 vị anh hùng Thiên hộ Dương, Đốc binh Kiều nhưng chỉ có 1 ngôi mộ của cụ Đốc binh. Trong vùng này, người dân hầu như ai cũng biết những chuyện kỳ bí về ngôi mộ cụ Đốc binh và sự linh hiển của 2 vị anh hùng”, ông Tư Bảo nói.

Thanh Anh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bài 6: Ly kỳ chuyện phát hiện hai bảo vật Quốc gia