Sẽ phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử; lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép, kinh doanh hàng giả, hàng hóa dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh khác.

Bán hàng giả trên mạng bị phạt 40-50 triệu đồng

Một Thế Giới | 28/11/2013, 05:00

Sẽ phạt tiền từ 40-50 triệu đồng đối với hành vi lừa đảo khách hàng trên website thương mại điện tử; lợi dụng danh nghĩa hoạt động kinh doanh thương mại điện tử để huy động vốn trái phép, kinh doanh hàng giả, hàng hóa dịch vụ xâm phạm quyền sở hữu trí tuệ hoặc hàng hóa, dịch vụ cấm kinh doanh khác.

Đó là nội dung đáng lưu ý trong Nghị định số 185/2013/NĐ-CP, quy định xử phạt vi phạm hành chính trong hoạt động thương mại, sản xuất buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, do Chính phủ ban hành vào trung tuần tháng 11.

Ngoài ra, mức phạt tiền sẽ lên đến 30 triệu đồng nếu giả mạo thông tin của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để tham gia hoạt động thương mại điện tử; không triển khai các biện pháp đảm bảo an toàn, bảo mật cho giao dịch thanh toán của khách hàng.

Hành vi giả mạo, hoặc sao chép giao diện website thương mại điện tử của thương nhân, tổ chức, cá nhân khác để kiếm lợi hoặc gây nhầm lẫn cũng như đánh cắp, sử dụng, chuyển nhượng, bán các thông tin liên quan đến bí mật kinh doanh của thương nhân, tổ chức khác... sẽ bị phạt 40 triệu đồng.

Đó mới chỉ là các mức xử phạt đối với cá nhân vi phạm. Trường hợp vi phạm do tổ chức thực hiện, mức tiền phạt sẽ tăng gấp hai lần.

Đặc biệt, Nghị định cũng quy định rõ ý thức của người tiêu dùng (người mua) nếu không yêu cầu thương nhân, tổ chức cá nhân là người bán hàng trên website cung cấp dịch vụ thương mại điện tử cung cấp thông tin theo quy định sẽ bị phạt từ 10-20 triệu đồng (điều 83).

Nghị định có hiệu lực từ ngày 1.1.2014.

Theo nhận định của Cục Thương mại điện tử và Công nghệ thông tin (Bộ Công Thương), Nghị định 185 với nhiều mức xử phạt hành chính cụ thể trong các hoạt động thương mại, sản xuất, buôn bán hàng giả, hàng cấm và bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, trong đó có lĩnh vực thương mại điện tử sẽ góp phần giúp thương mại điện tử phát triển theo hướng minh bạch, đảm bảo lòng tin cho người giao dịch.

Trên thực tế vẫn còn một điều đáng lưu ý là các trang mạng xã hội như Facebook không phải là website thương mại điện tử cũng không phải là sàn giao dịch điện tử, nhưng lại đang được nhiều cá nhân hoặc tổ chức sử dụng để kinh doanh, giao dịch.

Số trường hợp bị lừa đảo từ giao dịch trên Facebook ngày càng nhiều, như vụ việc hoa hậu Hương Giang lên tiếng mua phải hàng giả từ ca sĩ Pha Lê vừa qua nhưng hoạt động giao dịch, kinh doanh trên mạng xã hội vẫn chưa phải là đối tượng chịu sự quản lý cụ thể trong nghị định này.
Thi Anh
Ảnh từ Kenhdangtin.vn
“Thượng vàng hạ cám” kinh doanh facebook

Hoa hậu Hương Giang mua phải hàng hiệu dỏm của Pha Lê

Bạn đọc viết: Cảnh giác với lừa đảo qua mạng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
2 giờ trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bán hàng giả trên mạng bị phạt 40-50 triệu đồng