Việc thu hút các dự án FDI một cách tràn lan và thiếu kiểm soát đang khiến nền kinh tế Việt Nam ngày càng lún sâu vào tình trạng làm gia công, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích thực mà Việt Nam nhận được từ xuất khẩu, cũng như khiến các ngành kinh tế quan trọng khác trong nước bị thui chột đáng kể.

Bao giờ nền kinh tế Việt Nam thoát kiếp 'gia công'?

Nhàn Đàm | 21/08/2016, 10:48

Việc thu hút các dự án FDI một cách tràn lan và thiếu kiểm soát đang khiến nền kinh tế Việt Nam ngày càng lún sâu vào tình trạng làm gia công, ảnh hưởng nghiêm trọng đến lợi ích thực mà Việt Nam nhận được từ xuất khẩu, cũng như khiến các ngành kinh tế quan trọng khác trong nước bị thui chột đáng kể.

Câu chuyện mới đây về báo cáo thị trường lao động quý II-2016, trong đó số lao động có chuyên môn đã qua đào tạo chiếm tới khoảng 40% tổng số lao động thuộc diện thất nghiệp trong nền kinh tế, đang đặt ra một vấn đề đáng suy ngẫm.

Một phần nguyên nhân dĩ nhiên vẫn là do độ vênh giữa đào tạo và nhu cầu tuyển dụng của thị trường vốn từ lâu vẫn làmột căn bệnh trầm kha của Việt Nam, dẫn đến việc lao động dù có chuyên môn nhưng không đáp ứng được yêu cầu của nhà tuyển dụng. Nhưngcòn một nguyên nhân khác, đó là nhu cầu tuyển dụng lao động tay nghề thấp chưa/ít qua đào tạo đang ngày càng tăng lên, khiến cho tỉ lệ lao động chưa/ít qua đào tạo thuộc diện thất nghiệp co lại và gần ngang bằng với tỉ lệ lao động đã qua đào tạo.

Nó là một trong những biểu hiện củaxu hướng làmgia côngtrong nền kinh tế Việt Nam đang ngày càng gia tăng. Kinh tế Việt Nam đang ngày càng lún sâu vào con đường gia cônglà một thực tếrõ ràng hơn bao giờ hết.

Trong top các lĩnh vực có kim ngạch xuất khẩu lớn nhất (trên 1 tỉ USD) trong nền kinh tế vài năm trở lại đây, có thể dễ dàng nhận ra phần lớn trong số đó đều là các ngành sản xuất mà phía Việt Nam chỉgiữ vai trò gia công, lắp ráp.

Điển hình như các ngành sản xuất điện thoại, máy tính, dệt may, da giày,… hầu hết các doanh nghiệp đang hoạt động trên lãnh thổ Việt Nam trong các ngành này, dù là doanh nghiệp FDI hay doanh nghiệp nội địa, thì vai trò chủ yếu vẫn là gia công và lắp ráp vốn là công đoạn cuối cùng, đòi hỏi thấp về công nghệ và tay nghề, đồng thời cũng có giá trị gia tăng thấp nhất. Điểm chung của các doanh nghiệp gia công này đó là có mức độ thâm dụng lao động đơn giản rất lớn, dĩ nhiên với mức lương thấp hơn các lao động đã qua đào tạo chuyên môn khá nhiều.

Tình trạng gia công hóa nền kinh tế này đang ngày càng có dấu hiệu gia tăng trong vài năm trở lại đây, khi Việt Nam trở nên cởi mở hơn đối với làn sóng đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI). Theo thống kê, 90-95% tổng số các dự án đầu tư FDI vào nền kinh tế Việt Nam trong thời gian qua là các dự án có công nghệ trung bình và công nghệ cũ, và chỉ có 5% là các dự án công nghệ cao.

Các dự án sử dụng công nghệ trung bình và cũ này đều có điểm chung là thâm dụng lao động đơn giản quy mô lớn; ngoài ra một phần không nhỏ các dự án đầu tư FDI vào nền kinh tế Việt Nam là thuộc các ngành nghề gia công như dệt may, lắp ráp điện thoại, máy tính,… để tận dụng nguồn nhân lực giá rẻ và cơ chế thu hút đầu tư cởi mở của Việt Nam.

Dĩ nhiên, sự cởi mở và không khắt khe trong việc thu hút đầu tư FDI này mang lại cho kinh tế Việt Nam một số lợi thế nhất định, đó là tạo công ăn việc làm quy mô lớn cho người lao động, dịch chuyển từ nền kinh tế nông nghiệp sang công nghiệp và sản xuất, đồng thời tăng mức đóng thuế cho ngân sách nhà nước. Nhưng nó cũng đi kèm với những hệ lụy không hề nhỏ. Trước hết là lợi ích thực mà nền kinh tế Việt Nam nhận được đang ngày càng nhỏ dần đi do tình trạng gia công hóa nền kinh tế.

Nhìn vào số liệu giá trị sản xuất và giá trị tăng thêm của nhóm ngành công nghiệp, có thể thấy tỷ lệ giá trị gia tăng thêm so với giá trị sản xuất sụt giảm khá mạnh trong giai đoạn 2.000-2013. Cụ thể, với nhóm ngành công nghiệp, tỷ lệ này giảm từ 34,7%trong năm 2.000 xuống còn 21,7% trong năm 2013.

Điều này có nghĩa là, phần giá trị gia tăng của nhóm ngành công nghiệp mà nền kinh tế nhận được đang ngày càng nhỏ đi khá nhiều so với giai đoạn trước. Nó đang cho thầy một tình trạng đáng báo động, đó là dù Việt Nam ngày càng sản xuất nhiều hơn, xuất khẩu nhiều hơn và đạt tổng giá trị kim ngạch lớn hơn, thì phần mà Việt Nam nhận được ngày càng ít đi – một nghịch lý vô cùng khó hiểu về điều hành nhưng lại dễ hiểu về mặt lý thuyết. Đó là hậu quả gần như chắc chắn sẽ xảy ra khi một nền kinh tế ngày càng tiến xa hơn trên con đường gia công hóa, tăng trưởng bằng cách sản xuất và xuất khẩu thuê cho các doanh nghiệp nước ngoài.

Chính việc nền kinh tế ngày càng tiến theo xu hướng gia công hóa ở một quy mô ngày càng lớn, là lý do khiến cho khá nhiều ngành kinh tế trong nước bị thui chột nặng nề. Điển hình là ngành công nghiệp hỗ trợ, một lĩnh vực được kỳ vọng sẽ tăng tốc nhanh chóng sau khi làn sóng đầu tư FDI đổ vào nền kinh tế Việt Nam thông qua chuyển giao công nghệ và cung ứng linh kiện cho các dự án FDI này. Theo quy hoạch, mục tiêu đến năm 2020 của Việt Nam là có khoảng 1.000 doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ đủ năng lực cung ứng cho các doanh nghiệp lắp ráp và tập đoàn đa quốc gia trên lãnh thổ Việt Nam.

Tuy nhiên, tại diễn đàn NEPCON Việt Nam 2016, những con số thống kê báo cáo đang cho thấy mục tiêu này là quá xa vời với năng lực và sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ Việt Nam ở thời điểm hiện tại. Chẳng hạn như kim ngạch xuất khẩu của ngành điện tử năm 2015 là 57 tỉ USD, thì theo chiều ngược lại kim ngạch nhập khẩu các linh kiện phụ tùng phục vụ cho các ngành sản xuất điện tử này cũng đã lên tới 54 tỉ USD.

Nói cách khác, gần như toàn bộ linh kiện cần thiết phục vụ cho các ngành sản xuất lắp ráp điện từ trong nền kinh tế Việt Nam ở thời điểm hiện tại là đến từ nhập khẩu, phần đóng góp của các doanh nghiệp trong nước trong việc cung cấp các linh kiện này gần như là rất thấp, không đáng kể. Với những điển hình như việc chỉ có 3 đơn vị cung ứng thiết bị điện tử cho các nhà máy lắp ráp Samsung ở Bắc Ninh và Thái Nguyên.

Theo thống kê của Tổ chức xúc tiến thương mại Nhật Bản (JETRO) thì tỷ lệ linh phụ kiện mua tại chỗ của các doanh nghiệp Nhật Bản hoạt động tại Việt Nam là 32,1%, nhưng phần lớn trong số đó là từ các doanh nghiệp nước ngoài đang hoạt động tại Việt Nam, còn tỷ lệ mua từ các doanh nghiệp trong nước thì chỉ đạt tỷ lệ là 13,2% mà thôi.

Tỷ lệ nội địa hóa này thấp hơn nhiều so với tại các nước lân cận như Trung Quốc là 64,7%, Thái Lan là 55,5%, Indonesia là 40,5%. Nguyên nhân chủ yếu của tình trạng này một phần là do xu hướng gia công hóa ngày càng tăng lên, trong khi các quy định về chuyển giao công nghệ và bắt buộc thiết lập liên doanh với các doanh nghiệp nội địa vốn là nền tảng của nội địa hóa và phát triển công nghiệp phụ trợ bị coi nhẹ.

Vấn đề trở nên trầm trọng đến mức, hiện đã xuất hiện ngày càng nhiều các dự án FDI thay vì đưa vốn vào thì lạivay vốn từ các ngân hàng trong nước để tiến hành sản xuất. Theo thống kê chưa đầy đủ của Ngân hàng nhà nước, hiện nay dư nợ cho vay với các doanh nghiệp FDI đã lên tới khoảng 100.000 tỉ đồng, và ngày càng có nhiều ngân hàng thương mại dành ra các khoản vốn lớn cho doanh nghiệp FDI vay.

Điều này vừa trực tiếp phá vỡ nguyên tắc về đầu tư nước ngoài (trong đó dự án FDI phải sử dụng nguồn vốn từ bên ngoài) mà còn đang thúc đẩy xu hướng gia công hóa ngày càng tăng lên, khi mà hầu hết các dự án FDI được vay vốn trong nước ít bị đặt ra các yêu cầu về công nghệ hay sử dụng lao động trình độ cao.

Xu hướng gia công hóa nền kinh tế này chắc chắn sẽ không dừng lại, thậm chí sẽ còn tăng rất nhanh khi mà tổng vốn đầu tư FDI trong năm 2015 và 7 tháng đầu năm 2016 đang đạt mức kỷ lục, và chắc chắn sẽ đem lại những hệ lụy nghiêm trọng. Trừ khiViệt Nam có đủ ý chí, sự khônngoanvà một kế hoạch cụ thể, nhất quán, khả thiđểthoát khỏi kiếpgia công.

Nhàn Đàm (theo The Saigon Times, CafeF)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bao giờ nền kinh tế Việt Nam thoát kiếp 'gia công'?