Theo CDC Hà Nội nhận định, số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội đang có xu hướng giảm, nhưng vẫn ở mức cao.
Thông tin Y học

Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết có xu hướng giảm

Tuyết Nhung 21:35 25/11/2024

Theo CDC Hà Nội nhận định, số ca mắc sốt xuất huyết ở Hà Nội đang có xu hướng giảm, nhưng vẫn ở mức cao.

Theo Trung tâm Kiểm soát bệnh tật (CDC) TP.Hà Nội, trong tuần qua (từ ngày 15.11 đến ngày 22.11) toàn TP ghi nhận 496 trường hợp mắc sốt xuất huyết, giảm 4 trường hợp so với tuần trước (500 trường hợp, không có ca tử vong), bệnh nhân phân bố tại 30 quận, huyện, thị xã.

Một số đơn vị ghi nhận nhiều bệnh nhân như Hà Đông (47); Nam Từ Liêm, Thanh Oai (42); Đống Đa, Cầu Giấy (28); Ba Đình (25); Ứng Hòa (24); Chương Mỹ, Thanh Trì (21); Hoàng Mai (20).

Một số xã, phường ghi nhận nhiều bệnh nhân gồm: Nam Từ Liêm (Đại Mỗ 13, Mỹ Đình 27); Phú Xuyên 10; Vạn Thái, Ứng Hòa 9; Trung Hòa, Cầu Giấy; Phương Trung, Thanh Oai; Quang Trung, Hà Đông; Vĩnh Quỳnh, Thanh Trì 8; Dương Nội, Hà Đông; Thanh Xuân Trung, Thanh Xuân; Phương Đình, Đan Phượng; Hồng Dương, Liên Châu, Thanh Oai 7.

Như vậy, cộng dồn năm 2024, TP.Hà Nội ghi nhận 7.239 trường hợp mắc sốt xuất huyết, không có ca tử vong; số mắc giảm 80% so với cùng kỳ năm 2023 (35.726/4).

Trong tuần ghi nhận 24 ổ dịch sốt xuất huyết tại 11 quận, huyện: Hà Đông 6; Nam Từ Liêm 4; Ba Đình, Thanh Oai 3; Chương Mỹ 2, Đan Phượng, Đống Đa, Mê Linh, Tây Hồ, Thanh Trì, Thường Tín 1; giảm 9 ổ dịch so với tuần trước (33 ổ dịch). Cộng dồn năm 2024 ghi nhận 401 ổ dịch, còn 46 ổ dịch đang hoạt động.

Theo CDC Hà Nội nhận định, số ca mắc sốt xuất huyết có xu hướng giảm, nhưng vẫn ở mức cao, kết quả kiểm tra giám sát tại một số ổ dịch ghi nhận chỉ số côn trùng sau xử lý cao vượt ngưỡng nguy cơ, dự báo tiếp tục ghi nhận thêm bệnh nhân, ổ dịch trong các tuần tới.

TP ghi nhận 28 trường hợp mắc bệnh sởi, trong đó 26 trường hợp chưa tiêm vắc xin phòng sởi, 2 trường hợp đã tiêm vắc xin phòng sởi; không có ca tử vong; tăng 3 trường hợp so với tuần trước (25/0). Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 115 trường hợp tại 25 quận, huyện, không có ca tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (0/0).

CDC Hà Nội nhận định, đánh giá bệnh sởi đang có xu hướng gia tăng, bệnh nhân ghi nhận rải rác trên địa bàn, chủ yếu ở người chưa tiêm chủng vắc xin hoặc chưa được tiêm đầy đủ, dự báo trong thời gian tới có thể tiếp tục ghi nhận thêm các trường hợp mắc bệnh.

Hà Nội cũng ghi nhận 29 trường hợp mắc bệnh tay chân miệng; không có ca tử vong; giảm 5 trường hợp so với tuần trước (34/0). Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 2.397 trường hợp; không có ca tử vong; giảm so với cùng kỳ năm 2023 (2.589/0). Trong tuần không ghi nhận ổ dịch; cộng dồn năm 2024, ghi nhận 47 ổ dịch, còn 1 ổ dịch đang hoạt động.

Ngoài ra, TP ghi nhận 1 trường hợp mắc ho gà tại quận Thanh Xuân, không có ca tử vong. Cộng dồn năm 2024, ghi nhận 140 trường hợp, không có ca tử vong, tăng so với cùng kỳ năm 2023 (1/0). Các dịch bệnh khác như: liên cầu lợn, viêm não Nhật Bản, Rubella, não mô cầu, COVID-19 không ghi nhận trong tuần.

CDC Hà Nội đã phối hợp với các đơn vị liên quan thực hiện các hoạt động giám sát, điều tra, xử lý dịch tại khu vực có ca bệnh, ổ dịch. Các cơ quan, đơn vị chức năng giám sát tại các khu vực ổ dịch sốt xuất huyết: Nhật Tân, Tây Hồ; Hữu Hòa, Thanh Trì; Tiền Phong, Mê Linh; Vạn Thái, Ứng Hòa.

Trong tuần tới, CDC Hà Nội tiếp tục thực hiện giám sát, xử lý ổ dịch sốt xuất huyết tại: Phú Túc, Phú Xuyên; Ngọc Hà, Ba Đình; Thư Phú, Thường Tín; giám sát công tác điều tra, xử lý ổ dịch sởi tại Hoàng Liệt, Hoàng Mai; Ngọc Hồi, Thanh Trì.

Các Trung tâm Y tế các quận, huyện, thị xã tăng cường hoạt động giám sát sốt phát ban nghi sởi, điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm 100% các trường hợp nghi ngờ mắc, tổ chức khoanh vùng, xử lý triệt để khu vực có bệnh nhân, ổ dịch theo quy định. Các đơn vị này cũng có nhiệm vụ tổ chức xử lý kịp thời, hiệu quả khu vực có bệnh nhân, ổ dịch sốt xuất huyết, đặc biệt tại các khu vực ổ dịch có nhiều bệnh nhân.

Đồng thời, các đơn vị liên quan tiếp tục rà soát tiền sử tiêm chủng vắc xin phòng bệnh sởi của trẻ từ 1-5 tuổi đang sinh sống trên địa bàn thành phố chưa tiêm chủng đủ mũi để tổ chức tiêm bổ sung; phối hợp với các đơn vị chức năng rà soát trẻ 7 tuổi đang sinh sống trên địa bàn thành phố chưa tiêm đủ 5 mũi vắc xin có chứa thành phần uốn ván, bạch hầu trước đó để chuẩn bị triển khai tổ chức tiêm chủng vắc xin theo chỉ đạo của Bộ Y tế.

Phó chủ tịch UBND TP.Hà Nội Vũ Thu Hà ngày 25.11 cũng đã ký công văn về việc triển khai tiêm chủng vắc xin uốn ván - bạch hầu (Td) trong chương trình tiêm chủng mở rộng.

UBND TP yêu cầu tổ chức triển khai tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu (Td) vào trong chương trình tiêm chủng mở rộng (TCMR) để tiêm cho trẻ em 7 tuổi trên địa bàn TP bắt đầu từ tháng 11.2024 theo hướng dẫn của Bộ Y tế; đảm bảo chỉ tiêu tiêm chủng vắc xin uốn ván - bạch hầu (Td) năm 2024 đạt từ 90% trở lên. Đồng thời, hướng dẫn chuyên môn; tổng hợp nhu cầu vắc xin uốn ván - bạch hầu (Td) từ các quận, huyện, thị xã; tiếp nhận; bảo quản và phân bổ vắc xin cho các quận, huyện, thị xã đảm bảo đủ số lượng.

UBND TP Hà Nội cũng yêu cầu các đơn vị liên quan tổ chức kiểm tra, giám sát việc triển khai tiêm vắc xin uốn ván - bạch hầu (Td) vào trong chương trình TCMR trên địa bàn của các quận, huyện, thị xã; tổng hợp số liệu báo cáo Bộ Y tế, UBND TP kết quả thực hiện theo đúng quy định.

Bài liên quan
Người dân Hà Nội không nên chủ quan khi số ca mắc sốt xuất huyết đang tăng
Từ đầu năm 2024 đến nay, Hà Nội có 669 ca mắc sốt xuất huyết, tăng hơn 2,5 lần so với cùng kỳ năm 2023.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
3 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Hà Nội: Số ca mắc sốt xuất huyết có xu hướng giảm