“Hiện nay người Hàn Quốc rất tự hào khi sinh con gái, vì con gái có quyền quyết định những vấn đề thừa kế, thờ cúng tổ tiên... Bao giờ người dân Việt Nam làm được điều đó thì vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh mới được giải quyết. Tại sao người Việt Nam chúng ta không làm được”.

Bao giờ người Việt Nam tự hào sinh con gái thì...

Hồ Quang | 06/09/2017, 18:23

“Hiện nay người Hàn Quốc rất tự hào khi sinh con gái, vì con gái có quyền quyết định những vấn đề thừa kế, thờ cúng tổ tiên... Bao giờ người dân Việt Nam làm được điều đó thì vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh mới được giải quyết. Tại sao người Việt Nam chúng ta không làm được”.

TS Lê Cảnh Nhạc – Phó tổng Cục trưởng Tổng Cục dân số Kế hoạch hóa gia đình (Bộ Y tế) đã chia sẻ như thế với báo chí tại Hội thảo: “Báo chí với công tác truyền thông dân số và phát triển trong tình hình mới” hôm 6.9.

Phải tự hào sinh con gái

Theo ông Nhạc, tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở Việt Nam trong những năm gần đây tăng lên một cách chóng mặt, mức độ mất cân bằng ngày càng cao.

Nếu như năm 2009, cứ 100 bé gái có 110,6 bé trai thì đến năm 2014 đã lên đến 112,2 bé trai/ 100 bé gái, thậm chí ở các tỉnh khu vực Đồng bằng sông Hồng tỷ lệ này lên đến 118 bé trai/100 bé gái. Hiện cả nước có 53/63 tỉnh thành bị mất cân bằng giới tính khi sinh, nhiều địa phương có tỷ lệ mất cân bằng giới tính rất kinh khủng như: Hưng Yên: 123,15 bé trai/100 bé gái; Lào Cai: 122,49 bé trai/100 bé gái; Ninh Thuận: 120,79 bé trai/100 bé gái; Điện Biên: 120,19 bé trai/100 bé gái...

Tại TP.HCM, tình trạng mất cân bằng giới tính cũng diễn ra ngày càng sâu rộng. Theo bác sĩ Nguyễn Hữu Hưng – Phó giám đốc Sở Y tế TP.HCM, trong năm 2015TP chỉ có 2 quận, huyện có tỷ lệ sinh giữa nam và nữ vượt mức cho phép thì đến năm 2016 vừa qua thống kê có đến 5 quận, huyện có tỷ lệ sinh giữa nam và nữ vượt mức cho phép.

Ông Nhạc cho rằng, để giải quyết tình trạng này cần có một cuộc truyền thông kéo dài suốt nhiều năm mới có thể giác ngộ, giúp người dân ý thức được sinh con trai cũng như sinh con gái như người Hàn Quốc.

“Hàn Quốc là quốc gia châu Á đầu tiên nỗ lực nâng cao vị thế của người phụ nữ trong vấn đề bình đẳng giới. Hiện nay người Hàn Quốc rất tự hào khi sinh con gái, vì con gái có quyền quyết định những vấn đề thừa kế, thờ cúng tổ tiên... Bao giờ người dân Việt Nam làm được điều đó thì vấn đề mất cân bằng giới tính khi sinh mới được giải quyết. Tại sao người Việt Nam chúng ta không làm được”, ông Nhạc chia sẻ

Bên cạnh đó, ông Nhạc cũng bày tỏ sự lo ngại về gia tăng chi phí dịch vụ kế hoạch hóa gia đình. Dù nhiều năm qua, Việt Nam đã kéo được mức sinh thay thế xuống con số lý tưởng là 2,1 con/cặp vợ chồng nên công tác dân số đã chuyển từ dân số kế hoạch hóa gia đình sang dân số phát triển, nhưng trong điều kiện hiện nay và sắp tới Việt Nam cần một nguồn lực lớn để phục vụ cho công tác kế hoạch hóa gia đình.

Hiện số lượng phụ nữ Việt Nam bước vào độ tuổi sinh đẻ là trên 15 triệu người và đang trên đà thăng tiến, dự kiến đến giai đoạn 2025- 2030 sẽ có khoảng 25 triệu phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ nên nhu cầu cung ứng các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình là cao hơn bao giờ hết.

“Giờ đây các tổ chức quốc tế đã ngưng viện trợ các dịch vụ kế hoạch hóa gia đình; còn ngân sách Nhà nước thì không thể cung cấp hết. Do đó, lúc này người dân phải từ bỏ ý thức được cấp không dịch vụ kế hoạch hóa gia đình, mỗi người phải tự lựa chọn phương tiện tránh thai và các tiện tích khác để chăm sóc cho mình”, ông Nhạc nói.

Có nguy cơ không tận dụng được “dân số vàng”

Hiện nay một vấn đề đau đáu nhất của ngành dân số Việt Nam chính là làm sao để tận dụng được thời kỳ “dân số vàng”. Ông Nhạc nói rằng chất lượng đào tạo lao động hiện nay của chúng ta còn thấp. Người Việt Nam ra nước ngoài chủ yếu lao động chân tay là chính, còn chúng ta thì phải nhập khẩu lao động.

Hiện Việt Nam chỉ có 10,1% dân số có trình độ cao đẳng, đại học trở lên và chỉ có 7,9% dân số có trình độsơ cấp, trung cấp nghề.

Những hạn chế về trình độ, kỹ năng, tay nghề, năng lực quản lý và cả sức bền là những rào cản đối với người lao động chúng ta trong việc tạo ra năng suất, chất lượng lao động. Vì thế hiện nay chúng ta có đến ¼ những người có trình độ cao đẳng, đại học phải làm việc lao động giản đơn, 48% người lao động không làm đúng ngành nghề.

Ông Nhạc cho biết một quốc gia được xem “dân số vàng” là quốc gia đó có số người trong độ tuổi lao động (từ 15 đến 64 tuổi), chiếm 2/3 dân số. Việt Nam bắt đầu “dân số vàng” này từ năm 2009, khi đó số người trong độ tuổi (từ 15 đến 64 tuổi) chiếm 69,1%, và thời gian này dự kiến chỉ kéo dài đến năm 2040 là chấm dứt.

“Dân số vàng” là cơ hội chỉ đến 1 lần, không có lần thứ2 trong lịch sử của mỗi quốc gia. Vì vậy, câu hỏi được đặt ra lúc này, làm sao chúng ta nâng cao chất lượng lao động trong thời gian này, nếu không cơ hội “dân số vàng” có nguy cơ không được tận dụng.

Dó đó, ngoài nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ tay nghề còn phảicân đối mức sinh thay thế. Vì hiện nay mức sinh thay thế chúng ta không đồng đều, những địa phương có điều kiện kinh tế như TP.HCM và các tỉnh Đông Nam bộ thì mức sinh thay thế lại rất thấp, thấp hơn nhiều so với mức sinh thay thế bình quân của cả nước (2,1 con/cặp vợ chồng), trong khi đó các tỉnh trung du miền núi phía bắc có mức sinh thay thế khá cao.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
một giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bao giờ người Việt Nam tự hào sinh con gái thì...