Bài viết “China Losing South East Asia” trên trang The National Interest ngày 13.10 đề cập việc Trung Quốc đang đánh mất Đông Nam Á, cả với những nước mà Bắc Kinh có quan hệ tương đối ấm nồng như Thái Lan, Myanmar, Malaysia…

Báo National Interest: Trung Quốc đang đánh mất Đông Nam Á

Một Thế Giới | 15/10/2015, 16:18

Bài viết “China Losing South East Asia” trên trang The National Interest ngày 13.10 đề cập việc Trung Quốc đang đánh mất Đông Nam Á, cả với những nước mà Bắc Kinh có quan hệ tương đối ấm nồng như Thái Lan, Myanmar, Malaysia…

Một Thế Giới  lược dịch bài viết:

Vào những năm 2000, TQ còn tích cực theo đuổi quan hệ nồng ấm với nhiều nước Đông Nam Á (ĐNA) sử dụng kết hợp ngoại giao, quyền lực mềm để lấy lòng các láng giềng.

Nhưng 5 năm qua, quan hệ TQ - ĐNA trở nên lạnh lẽo đáng kể. Trước tiên vì TQ hung hăng đòi chủ quyền hầu như toàn bộ Biển Đông, khiến Việt Nam và các nước lo lắng.

Thái Lan và Malaysia duy trì quan hệ thân cận với TQ từ hàng chục năm nay. Tại Myanmar, nguồn đầu tư và giúp đỡ của TQ trở nên quan trọng đến độ dù Myanmar nỗ lực tăng cường quan hệ với các nền dân chủ hàng đầu thế giới, lãnh đạo nước này hiếm khi công khai chỉ trích Bắc Kinh.

Tại Thái Lan, sau cuộc đảo chính tháng 5.2014, lãnh đạo quân sự nước này xem ra nhận định quan hệ với Bắc Kinh thậm chí còn quan trọng hơn trước. Không như các nền dân chủ rút viện trợ hoặc công khai chỉ trích chế độ quân sự Thái Lan, các quan chức TQ ủng hộ chính quyền này, tiếp tục cùng  thực hiện những dự án cơ sở hạ tầng lớn.

Nhưng ngay cả ở những nước này, lãnh đạo - quan chức ngày càng trở nên sẵn sàng công khai chỉ trích chính sách đối ngoại của TQ.

Tại Myanmar có những cuộc đàm phán để có thỏa thuận hòa bình thường trực giữa chính phủ với nhiều nhóm nổi dậy - nhưng chỉ đạt một thỏa thuận với khoảng một nửa nhóm nổi dậy - các quan chức chính phủ công khai chỉ trích Bắc Kinh can thiệp vào tiến trình hòa bình. 

Theo Reuters, một trong những nhà thương thuyết hòa bình hàng đầu của chính phủ Myanmar đã tuyên bố: các quan chức TQ đã cố thuyết phục nhiều người của Tổ chức Kachin độc lập và Quân đội nhà nước Wa (UWSA) đừng ký thỏa thuận hòa bình. 

Không thể biết chính xác vì sao Bắc Kinh làm thế, nhưng quan hệ giữa Bắc Kinh với UWSA và các nhóm khác cho TQ một mức độ ảnh hưởng ở vùng biên giới hai nước. Có lẽ lãnh đạo TQ sợ một thỏa thuận hòa bình sẽ làm hỏng tầm ảnh hưởng này. Trong khi một thỏa thuận hòa bình thường trực sẽ giúp ổn định vùng biên giới, kéo giảm nguy cơ người tị nạn chạy qua TQ. 

Trong khi đó, một số quan chức cấp cao chính phủ Malaysia chỉ ra điều họ cho là một sự can thiệp không chính đáng vào chính trị nước này. Sự can thiệp đó là từ Đại sứ TQ ở Kuala Lumpur. 
Hồi trung tuần tháng 9, 30.000 người Malay thuộc phe "áo đỏ" biểu tình ủng hộ Thủ tướng Najib Razak, người đang phải đối mặt với cáo buộc tham nhũng, quản lý yếu kém Quỹ phát triển Malaysia (1MDB). Phe đối lập nói ở các cuộc biểu tình phản đối chính phủ trước đó vốn thu hút nhiều người gốc Hoa, đã có sự phỉ báng lãnh đạo Malaysia.  
Ngày 25.9, đại sứ TQ Huang Huiking bất ngờ thăm khu Phố Tàu ở Kuala Lumpur, đề cao tầm quan trọng của sự hòa hợp sắc tộc và tôn trọng pháp luật ở Malaysia. Ông cảnh cáo:  TQ sẽ “không ngồi yên” trước bất kỳ nỗ lực tấn công cộng đồng người Hoa thiểu số nào của người biểu tình !
Nhiều chính khách theo chủ nghĩa dân tộc Malaysia phản ứng giận dữ trước tuyên bố của ông  Huang. 
Phó thủ tướng Ahmad Zahid Hamidi yêu cầu ông Huang giải thích chính thức hoặc phải xin lỗi: “Đại sứ phải xóa tan những cáo buộc rằng sứ quán TQ cố can thiệp vào chuyện nội bộ Malaysia”.
Ngày 28.9, Bộ Ngoại giao Malaysia triệu tập Đại sứ Huang, yêu cầu ông này giải thích về tuyên bố của mình. Malaysia trong quá khứ từng là nhà trung gian hiệu quả và thường đứng về quyền lợi TQ trong khối ASEAN. 
Liệu lãnh đạo TQ sẽ phản ứng theo cách cải thiện những quan ngại về chính sách ngoại giao ép buộc của Bắc Kinh?

Bảo Vĩnh (lược dịch từ National Interest)

>> Kỳ 40: Nixon - Kissinger và Sihanouk với toan tính cuối đời của Mao Trạch Đông...
>> Singapore xử lý nghiêm cửa hàng điện thoại côn đồ lừa du khách Việt
>> Đã đến lúc thuê Kiatisuk thay HLV Miura!
>> Ông bầu của Ngọc Trinh, Khắc Tiệp coi thường pháp luật hay giả vờ không biết?
>> Đánh chết bạn tù vì chỗ ngồi xem tivi
Bài liên quan
Phó chủ tịch Trung Quốc dự lễ nhậm chức của ông Trump
Bộ Ngoại giao Trung Quốc thông báo cử Phó chủ tịch Hàn Chính sang dự lễ nhậm chức ngày 20.1 của Tổng thống Mỹ đắc cử Donald Trump, đánh dấu lần đầu tiên một nhân vật cấp lãnh đạo của nước này hiện diện tại sự kiện như vậy.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Báo National Interest: Trung Quốc đang đánh mất Đông Nam Á