“Bảo tàng Guimet đến Việt Nam” là chương trình chia sẻ đặc biệt vừa diễn ra tại trường đại học Hoa Sen, mục đích là để công chúng Việt biết rõ hơn về tầm hoạt động trưng bày và trình diễn của Bảo tàng Guimet, một Bảo tàng về nghệ thuật châu Á danh giá nhất tại Paris (Pháp). Thông qua chương trình, ca sĩ Hương Thanh- nghệ sĩ Việt đang sinh sống tại Pháp - em gái ca sĩ Hương Lan, đã cùng các nhạc gia trong và ngoài nước biểu diễn hợp tấu những làn điệu dân ca 3 miền.

Bảo tàng Guimet đến Việt Nam và chuyến về của ca sĩ Hương Thanh

Một Thế Giới | 07/07/2015, 12:00

“Bảo tàng Guimet đến Việt Nam” là chương trình chia sẻ đặc biệt vừa diễn ra tại trường đại học Hoa Sen, mục đích là để công chúng Việt biết rõ hơn về tầm hoạt động trưng bày và trình diễn của Bảo tàng Guimet, một Bảo tàng về nghệ thuật châu Á danh giá nhất tại Paris (Pháp). Thông qua chương trình, ca sĩ Hương Thanh- nghệ sĩ Việt đang sinh sống tại Pháp - em gái ca sĩ Hương Lan, đã cùng các nhạc gia trong và ngoài nước biểu diễn hợp tấu những làn điệu dân ca 3 miền.

Được hình thành từ 1889 đến nay cùng với 500.000 hiện vật được trưng bày, Bảo tàng Nghệ thuật Guimet là bảo tàng về châu Á lớn nhất nằm ngoài châu lục này. Trong đợt ra mắt tại Việt Nam lần này, ông Hubert Laot, Giám đốc Thính phòng của Bảo tàng giới thiệu với người Việt về những hiện vật lịch sử, loại hình nghệ thuật của Việt Nam được triển lãm cũng như đã biểu diễn tại Bảo tàng trong suốt từ ngày mở cửa như một số bức tượng từ thời nhà tiền Lê, nhà Nguyễn, quốc ấn của triều đình xưa đến nghệ thuật Đờn ca tài tử, Dân ca Nam bộ, Quan họ, Chầu văn… Tiếp theo chương trình là phần biểu diễn của nghệ sĩ Hương Thanh cùng với nhóm nhạc thính phòng cổ truyền đến từ Hà Nội và nhạc sĩ người Anh Jason Carter. Các ca khúc mà ca sĩ Hương Thanh sử dụng hầu hết đều mang làn điệu dân ca như Vào Chùa, (Quan họ Bắc Ninh), Bèo Dạt Mây Trôi (Dân ca Bắc Bộ) Ru Con Đào Liễu (Chèo miền Bắc), Giá Cô Chín (Hát văn), Lý Cái Mơn (Dân ca Nam bộ), Dạ Cổ Hoài Lang (Cải lương) cùng một số ca khúc mà nhạc sĩ Nguyên Lê sáng tác mới đây…
Báo Một Thế Giới đã có cuộc phỏng vấn nhanh với ông Hubert Laot và nghệ sĩ Hương Thanh:
Bao tang Guimet den Viet Nam va chuyen ve cua ca si Huong Thanh-hinh-anh-1
Ông Hubert Laot trả lời báo chí
PV: Thưa ông Hubert Laot, đầu tiên chúng tôi rất biết ơn về sự có mặt của ông ngày hôm nay cũng như ông đã mang các loại nghệ thuật hình nghệ thuật truyền thống của Việt Nam đến với Bào tàng Guimet. Vậy ông có thể cho biết người châu Âu nói chung và người Pháp nói riêng đã đón nhận những giai điệu truyền thống của chúng tôi như thế nào?
Ông Hubert Laot: Chúng tôi luôn luôn cố gắng hết mình để đưa những tinh hoa nghệ thuật của các bạn đến với bạn bè châu Âu, tuy nhiên phải nhìn nhận rằng âm nhạc truyền thống của các bạn không dễ tiếp cận được với công chúng châu Âu, từ xưa đến nay rồi. Song, tôi thấy rằng kiều bào của các bạn ở Pháp và châu Âu lại rất trân trọng những gì thuộc về truyền thống đến từ đất nước Việt Nam. Tôi thấy cộng động của các bạn ở đó đã có cái nhìn chân mỹ hơn xưa rất nhiều. Những quán phở, những cửa hàng của người Việt và ngay cả những người bạn đã xa quê hương từ thuở thiếu thời mà tôi quen đã mở lòng với các giai điệu dân ca, họ đã cho con cháu họ nghe những bản nhạc ấy. Cũng chính họ đã giúp cho chúng tôi có những chuyến đi như hôm nay.
PV: Ông nói người châu Âu không dễ tiếp cận với các loại hình âm nhạc truyền thống Việt Nam, vậy ông có nghĩ rằng đã khó ngày càng khó không?
Ông Hubert Laot: Không, khó nhưng vẫn có người đến xem các bạn diễn, ít nhưng vẫn có người thích. Bởi vì các bạn luôn có những nghệ sĩ tài danh và tâm huyết đang sống tại nơi đất khách quê người, họ luôn muốn truyền bá nghệ thuật Việt Nam đến với công chúng châu Âu, họ thật sự là những con người đáng khâm phục, họ luôn nghĩ về nguồn cội, về cái đẹp của quê hương. Tâm huyết của các bạn cùng với sự giúp đỡ của Bảo tàng, những tổ chức nghệ thuật, thì tôi nghĩ rằng nghệ thuật nói chung và âm nhạc truyền thống của các bạn nói riêng sẽ sớm đi vào lòng người.
Xin cảm ơn ông!
Bao tang Guimet den Viet Nam va chuyen ve cua ca si Huong Thanh-hinh-anh-2
 Nữ nghệ sĩ Hương Thanh
PV: Thưa nghệ sĩ Hương Thanh, chị cảm thấy gì qua chương trình này?
N/s Hương Thanh: Tôi rất vui mừng khi được trở lại quê hương biểu diễn những bài hát thuộc về quê hương. Tôi nhìn thấy những khán giả Việt, những người trẻ đã bỏ thời giờ để xem một chương trình dân ca suốt hai tiếng đồng hồ, điều đó giúp tôi có niềm tin rằng con đường mình đi đã có những thành công.
PV: Chị có một sự nỗ lực tuyệt vời, vậy chị có động lực gì để hát cả dân ca 3 miền cũng như mang sứ mạng giữ gìn và quảng bá âm nhạc truyền thống của người Việt ra Thế giới?
N/s Hương Thanh: Tôi sinh ra trong gia đình có truyền thống âm nhạc lâu năm. Vì vậy tôi luôn nghĩ đến con cháu, đến giới trẻ. Vì những gì mà chúng ta đang dần lãng quên. Nhạc Việt Nam có rất nhiều giai điệu hay, từ nhạc Vàng, nhạc Quê hương đến nhạc cổ truyền. Tôi chọn nhạc cổ truyền với cả 3 miền mà không riêng gì dân ca Nam bộ, bởi vì tôi tin rằng nó còn có nhiều giá trị để chúng ta gìn giữ thay vì để mai một theo thời gian. Niềm khích lệ của tôi không chỉ tìm thấy những khán giả Việt, mà ngay cả người phương Tây đã tìm đến với những làn điệu dân ca của chúng ta. Khi tôi cất lên hai chữ “Ầu ơi…” ở đâu đó có những người nước ngoài tìm đến nghe và học hỏi, đó thật sự là niềm tự hào của một người Việt.
Bao tang Guimet den Viet Nam va chuyen ve cua ca si Huong Thanh-hinh-anh-3
 
PV: Trong chuyến trở về lần này, chị tìm thấy giá trị gì?
N/s Hương Thanh: Khi tôi có tâm nguyện về Việt Nam biểu diễn, có rất nhiều người bạn Việt kiều cũng như đang sinh sống tại Việt Nam ủng hộ về mặt tài chính lẫn tinh thần. Rồi khi tôi đặt chân trở lại Việt Nam, tôi thấy mình được đón nhận như một người nghệ sĩ Việt thực thụ. Báo giới, công chúng cũng như giới trẻ trong nước cũng đã thật sự quan tâm đến chuyến đi này của tôi. Vì vậy tôi hy vọng thời gian tới đây tôi còn trở về Việt Nam nhiều thông qua những chương trình nghệ thuật ý nghĩa như hôm nay.
Xin cảm ơn nghệ sĩ!
Lê Hữu Nam

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bảo tàng Guimet đến Việt Nam và chuyến về của ca sĩ Hương Thanh