Dự đoán ban đầu cho thấy các đảng cam kết củng cố Liên minh châu Âu (EU) dự kiến giữ 2/3 số ghế trong Nghị viện của khối, mặc dù lực lượng đối thủ cực hữu và dân tộc chủ nghĩa có thành tích tốt.

Bầu cử Nghị viện châu Âu: Phe cực hữu giành thêm ghế

Nguyễn Cẩm Bình - 0901321282 - 060113793980 | 27/05/2019, 11:54

Dự đoán ban đầu cho thấy các đảng cam kết củng cố Liên minh châu Âu (EU) dự kiến giữ 2/3 số ghế trong Nghị viện của khối, mặc dù lực lượng đối thủ cực hữu và dân tộc chủ nghĩa có thành tích tốt.

Tại Pháp, đảng Mặt trận Dân tộc cực hữu đạt với 24% số phiếu bầu, vượt qua đảng Phục hưng của Tổng thống Emmanuel Macron (22,5% phiếu). Nhưng vì đảng Xanh Pháp về thứ ba nên phe ủng hộ khối vẫn chiếm đa số.

Tại Ý, đảng Liên đoàn cực hữu của Phó thủ tướng Matteo Salvini dự kiến chiến thắng với 27 - 31% số phiếu bầu.

Tại Đức, trong bối cảnh đảng lớn Dân chủ Xã hội Đức bất ngờ mất 11 ghế (theo kết quả khảo sát ngoài phòng phiếu) thì đảng cực hữu AfD lấy được 10 ghế - đứng thứ 4, nhiều hơn lần bầu cử trước 3 ghế.

Số ghế mà đảng Fidesz chống nhập cư tại Hungary giành được cũng tăng 1 ghế (13 ghế).

Tại Anh, đảng Brexit dự kiến có chiến thắng lớn. Các chính trị gia của đảo quốc sương mùkhông ngồi lâu trong Nghị viện châu Âu khi họ chuẩn bị rời khỏi khối.

Đảng cực hữu Mặt trận Dân tộc chiến thắng tại Pháp - Ảnh: Reuters
Đảng cực hữu tại Đức cũng giành thêm ghế - Ảnh: Reuters

Tính tổng cộng thì lực lượng ủng hộ EU mất 20 ghế, giữ 505 trên tổng số 751, tuy nhiên hai nhóm đảng lớn Nhân dân châu Âu (EPP) và Xã hội (S&D) không còn giữ thế đa số. Do đó hoạt động hoạch định chính sách sẽ thêm khó khăn.

Thành tích tốt không giúp phe cực hữu có thể gây tác động lớn hơn. Bên có tiếng nói lớn hơn là phe chủ nghĩa tự do (hơn 100 ghế) cùng các đảng Xanh quan tâm đến môi trường (gần 70 ghế) – nhiều khả năng họ sẽ thúc đẩy nhiều chính sách cứng rắn hơn nhắm vào các ngành gây ô nhiễm cũng như buộc đối tác thương mại giúp kiểm soát biến đổi khí hậu.

Lần bầu cử này ghi nhận sự trỗi dậy của các đảng Xanh - Ảnh: Reuters

Giới chức EU vui mừng khi tỷ lệ cử đi bỏ phiếu năm nay đạt 51%, cao hơn năm 2014 (43%) và là lần đầu tiên xu hướng ngày càng ít người tham gia bầu cử bị đảo ngược kể từ năm 1979.

Thách thức mà Nghị viện châu Âu mới phải đối mặt không hề nhỏ, bao gồm vị Tổng thống Mỹ ủng hộ những chính trị gia dân túy tại lục địa già, căng thẳng biên giới quanh vấn đề người nhập cư, nợ công, sự trỗi dậy của Trung Quốc.

Cẩm Bình (theo Reuters, Politico, The Local)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
một giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bầu cử Nghị viện châu Âu: Phe cực hữu giành thêm ghế