Bị đau bụng dữ dội, bệnh nhân tìm đến nhiều cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang khám, các bác sĩ đều chẩn đoán bị đau quặn thận nhưng điều trị vẫn không giảm. Tình trạng đau ngày càng tăng, bệnh nhân lại thêm sốt cao, gia đình phải chuyển đến một cơ sở y tế ở Bình Dương thì bác sĩ ở đây phát hiện bị viêm ruột thừa vỡ mủ dưới gan và có nguy cơ tử vong.

Bị đau ruột thừa bác sĩ chẩn đoán quặn thận, bệnh nhân suýt tử vong

Hồ Quang | 04/09/2018, 16:46

Bị đau bụng dữ dội, bệnh nhân tìm đến nhiều cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Tiền Giang khám, các bác sĩ đều chẩn đoán bị đau quặn thận nhưng điều trị vẫn không giảm. Tình trạng đau ngày càng tăng, bệnh nhân lại thêm sốt cao, gia đình phải chuyển đến một cơ sở y tế ở Bình Dương thì bác sĩ ở đây phát hiện bị viêm ruột thừa vỡ mủ dưới gan và có nguy cơ tử vong.

Theo người nhà của bà Đoàn Thị C. (56 tuổi, ngụ huyện Cái Bè, tỉnh Tiền Giang) bà C. bất ngờbụng đau dữ dội nên đã đến một cơ sở y tế tư nhân trên địabàn tỉnh Tiền Giang khám. Sau khi kiểm tra, các bác sĩ ở đây chẩn đoán bà bị đau quặn thận. Tuy nhiên sau một thời gian điều trị vẫn không dứt bệnh nên bà tìm đến một cơ sở y tế khác cũng ở địa phương. Lần này bác sĩ cũng chẩn đoán bà bị đau quặn thận và tiếp tục điều trị nhưng tình trạng bệnh không những không thuyên giảm mà còn nặng hơn.

Cuối cùng bàC. được một người quen giới thiệu đến một cơ sở y tế trên địa bàn tỉnh Bình Dương để khám và điều trị. Tại đây, sau khi thăm khám các bác sĩ chẩn đoán bà bị ruột thừa viêm vỡ mủ, cần được mổ cấp cứu bằng phương pháp phẫu thuật nội soi ổ bụng.

Ngày 4.9 bác sĩ Phạm Thành Kiên – người trực tiếp phẫu thuật cho bà C. cho haysau 2 ngày phẫu thuật bệnh nhân đã được rút ống dẫn lưu. Hiện sức khỏe của bệnh nhân đã ổn định, không còn đau ở bụng nữa.

Theo bác sĩ Kiên, tình trạng viêm ruột thừa của bệnh nhân C. là rất hiếm gặp. Vị trí ruột thừa dưới gan, quặt ngược sau manh tràng và vùi dưới thanh mạc, một bệnh cảnh ruột thừa rất khó (nhất là giai đoạn muộn) và hiếm gặp. Đây là một dạng viêm ruột thừa vỡ mủ dưới gan rất hiếm gặp nên dễ bị chẩn đoán nhầm bệnh.

“Trong quá trình phẫu thuật, bác sĩ phát hiện vùng hông phải có mủ và giả mạc kèm tổ chức viêm dính nhiều, manh tràng nằm dưới gan. Gốc ruột thừa hoại tử vỡ mủ quặt ngược sau manh tràng dưới thanh mạc, phẫu tích cắt bỏ ruột thừa và dẫn lưu bụng” - bác sĩ Kiên nói và cho biết trong trường hợp này, nếu bệnh nhân chậm trễ thêm sẽ có nguy cơ bị viêm phúc mạc toàn thể, nhiễm trùng, nhiễm độc, sốc, thậm chí có thể tử vong.

Phân tích của bác sĩ Kiên cho thấy tỉ lệ ruột thừa vị trí sau trong manh tràng bình thường là 75%, vị trí bất thường là 25% bao gồm: tiểu khung, dưới gan, quanh rốn, hố chậu trái, quặt ngược sau manh tràng, đầu ruột thừa tiếp giáp mỏm nhô, trước và sau hồi tràng... Tỷ lệ dưới thanh mạc và dưới gan thì càng hiếm gặp hơn.

Các vị trí của ruột thừa thông thường sẽ dễ chẩn đoán và xử trí đơn giản, mổ sớm sẽ có kết quả tốt và không để lại di chứng đặc biệt. Tuy nhiên với các vị trí khó chẩn đoán khác như nằm dưới gan, dưới thanh mạc manh tràng, hố chậu trái, tiểu khung, giữa bụng… sẽ dễ nhầm với nhiều loại bệnh khác hoặc bỏ sótmà không xử trí kịp thời có thể gây ra những biến chứng nguy hiểm.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bị đau ruột thừa bác sĩ chẩn đoán quặn thận, bệnh nhân suýt tử vong