Năm 1852, vua Ferdinand II đã cho xây dựng hệ thống đường hầm nhiều tầng và rộng 1.022 m2 dưới thành phố Naples (Italy) vì quan ngại một cuộc cách mạng có thể nổ ra.

Bí mật thế giới ngầm dưới lòng thành phố ở Ý

Zing | 18/08/2018, 12:57

Năm 1852, vua Ferdinand II đã cho xây dựng hệ thống đường hầm nhiều tầng và rộng 1.022 m2 dưới thành phố Naples (Italy) vì quan ngại một cuộc cách mạng có thể nổ ra.

Năm 2005, trong lúc kiểm tra một số mỏ đá dưới khu vực Monte di Dio tại thành phố Naples (Italy), các nhà địa chất của chính phủ tình cờ phát hiện một trong những hệ thống ngầm với những lối đi đầy ấn tượng được làm từ thời xưa. Nằm sâu 150 m dưới quảng trường Piazza del Plebiscito, những chiếc xe hơi cổ và các di tích bị lãng quên từ thời Chiến tranh Thế giới II. Ảnh:Vittorio Sciosia.

Năm 1852, vua Ferdinand II của triều Bourbon đã cho xây dựng hệ thống đường hầm này (ngày nay được gọi là Galleria Borbonica) do quan ngại về một cuộc cách mạng có thể nổ ra. Nhà vua muốn một hệ thống đường ngầm đủ rộng cho binh lính và ngựa qua lại giữa hoàng cung và các trại lính. Thực tế, Galleria Borbonica gồm nhiều tầng và rộng 1.022 m2. Ảnh:Mauro Palumbo

Sau đó, vào đầu thập niên 1930, hệ thống này được sử dụng làm nhà kho tạm giữ xe vận chuyển lậu. Trong thời gian Chiến tranh Thế giới II, nơi đây trở thành chỗ trú ẩn, tránh không kích. Đến đầu thập niên 1950, người ta đóng cửa Galleria Borbonica hoàn toàn. Hệ thống ngầm nàybị lãng quên từ đó. Ảnh:Mauro Palumbo.

Paolo Sola, một trong những thành viên sáng lập của Bảo tàng Galleria Bornonica, dẫn phóng viên củaBBCđi sâu vào trong đường hầm. Ánh sáng mờ tối và không khí tù đọng của hầm khiến người ta liên tưởng đến sự cũ kỹ, lãng quên, tàn lụi, mục rỗng.Ảnh:Vittorio Sciosia.

Thỉnh thoảng, đường hầm chẻ nhánh vào những hành lang hẹp xây bằng đá, nơi ngày xưa từng dẫn nước từ bể của cung điện xuống. Ảnh:Gianluca Minin.

Sâu bên trong là hầm tránh bom. Trong chiến tranh, người ta không thắp sáng ở cầu thang. GS Aldo De Gioia, một người từng trú ẩn trong hầm, cho biết trong tình trạng như vậy, không phải ai cũng có thể an toàn. Ảnh:Elizabeth Warkentin.

"Tôi biết một cô gái. Một người con gái đẹp tên Edina. Cô ấy có mái tóc nâu và đôi mắt màu xanh xanh. Khi chạy xuống hầm trú ẩn, cô ấy bị người ta xô đẩy và bị dẫm đạp đến chết". GS De Gioia nhớ lại. Khi sự việc xảy ra, ông mới chỉ là một cậu bé 8 tuổi. Ảnh:Napoli Today.

Người đàn ông này cho biết khi quan sát thấy máy bay của kẻ thù từ các vùng như Salerno, Ischia và Capri, còi sẽ hú ba lần. "Điều này có nghĩa máy bay đang đến và người dân có 15 phút để chạy xuống hầm. Từ đây, người có trách nhiệm sẽ dùng điện thoại để liên lạc", ông giải thích. Ảnh:Napoli Today.

Theo Sola, hầm cũng có khu vực dành cho bệnh viện. Các bác sĩ rất cố gắng chăm sóc những người bị thương trong không gian nhỏ hẹp. Tuy nhiên, thời đó có rất ít thuốc men. Nhiều người mắc bệnh và suy dinh dưỡng khi cảng và hệ thống đường sắt bị đánh bom, thực phẩm được vận chuyển bằng xe tải lại đi thẳng đến chợ đen. Ảnh:Napoli Today.

Ngoài ra, hệ thống ống nước bị phá huỷ nên không có nước sạch. Hệ thống điện bị cắt. Ở dưới hầm, người trú ẩn buộc phải dựa vào nguồn năng lượng yếu ớt từ pin DC. Hàng nghìn người dân thành phố Naples mất nhà cửa vì bom và phải cư trú vô thời hạn dưới hầm. Ảnh:Napoli Today.

Cách vị trí bệnh viện vài chục bước là nhà vệ sinh, phòng tắm và bồn rửa được ngăn bằng vách xi măng. Bên cạnh không gian này là khu vực kín đáo với 3 bức tường là chỗ ngủ cho mọi. Giờ đây, vài tấm chiếu mỏng được trải ra với mục đích trưng bày. Ảnh:Napoli Today.

Khi tiến hành khai quật đường hầm, các nhà nghiên cứu tìm thấy bếp lò lưu động, chậu thiếc han gỉ, nồi ám đen, những xe nôi em bé xếp phẳng, đồ nội thất mốc meo và nhiều bằng chứng khác cho thấy con người cố gắng tạo dựng lại cuộc sống trong bóng tối và cái lạnh thấu xương. Sự cay đắng họ từng phải chịu đựng vẫn hiện hữu rõ ràng. Ảnh:Napoli Today.

Nhưng cuộc sống không phải lúc nào cũng ảm đạm. Khi đàn ông và phụ nữ không thể chịu đựng những lo lắng và đau khổ khi hướng về người chồng, cha và anh em ngoài mặt trận, lũ trẻ lại tìm ra cách để giết thời gian. "Chúng tôi chơi cùng nhau. Chúng tôi chơi trốn tìm. Nhưng bạn có thể bị lạc", De Gioia kể lại. Ảnh:Vittorio Sciosia.

Ông nhớ người thợ cắt tóc thường cạo râu cho cánh đàn ông thường tính giá đắt gấp đôi khi hành nghề dưới hầm. "Đôi khi, ai đó hát bàiO Sole mio. Ca hát cũng là một cách để giải tỏa nỗi buồn", ông nói và cất giọng hát hai câu đầu tiên trong đoạn điệp khúc. Ảnh:Napoli Today.

Theo Kim Ngân - Zing
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bí mật thế giới ngầm dưới lòng thành phố ở Ý