Một số phát hiện khảo cổ gây chấn động gần đây: Từ xác ướp băng cho đến voi ma mút có thể do biến đổi khí hậu là tác giả. Nhưng mặt khác, những khám phá quý giá khác có nguy cơ bị mất đi vĩnh viễn.

Biến đổi khí hậu giúp ích và cản trở khảo cổ học như thế nào?

Anh Tú | 01/11/2023, 07:26

Một số phát hiện khảo cổ gây chấn động gần đây: Từ xác ướp băng cho đến voi ma mút có thể do biến đổi khí hậu là tác giả. Nhưng mặt khác, những khám phá quý giá khác có nguy cơ bị mất đi vĩnh viễn.

Biến đổi khí hậu hiếm khi liên quan đến bất cứ điều gì tích cực. Tuy nhiên, ngành khảo cổ học lại đang được hưởng lợi khi các dòng sông băng tan chảy nhanh chóng, lớp băng vĩnh cửu tan chảy và sông hồ trở nên khô cạn.

Những năm qua đã chứng kiến một loạt khám phá khảo cổ học về các di vật trước đây bị chôn trong băng vĩnh cửu - và nhờ đó được bảo vệ trong nhiều thế kỷ khỏi tác động của tự nhiên và con người.

Trong khi nhiều phát hiện đang bị phát lộ do băng tan, thì nhiệt độ không khí và mực nước tăng cao trong những thập niên qua cũng đang tác động đáng kể đến lĩnh vực này. Những vật thể ở vùng khí hậu lạnh, ẩm ướt được bảo vệ hàng thiên niên kỷ đang có nguy cơ biến mất do biến đổi khí hậu.

Mở ra kho báu từ băng

Thật không may, không còn tồn tại lớp băng vĩnh cửu vốn đã bảo vệ những phát hiện chấn động như "Người băng Ötzi", được phát hiện vào năm 1991. Nhờ tình trạng của Ötzi được bảo tồn tuyệt vời trong băng, các nhà nghiên cứu đã hiểu sâu hơn về cách con người sống ở dãy Alps giữa Ý và Áo khoảng 5.300 năm trước.

Ngày càng thường xuyên hơn, các nhà khảo cổ học tìm thấy bằng chứng ấn tượng về những thảm kịch trong quá khứ. Chẳng hạn gần đây, các nhà nghiên cứu từ Peru và Ba Lan mới trưng bày bản tái tạo khuôn mặt của xác ướp Inca tên là "Juanita", một cô bé khoảng 14 tuổi bị hiến tế cho các vị thần hơn 500 năm trước. Trong một nghi lễ đẫm máu mang tên Copachoca, người Inca tìm kiếm sự bảo vệ từ thần thánh trước thảm họa thiên nhiên.

"Juanita" được tìm thấy vào năm 1995 dưới dạng một thi thể bị bó đông lạnh ở độ cao hơn 6.000 mét trên n lửa Ampato ở miền nam Peru. Do băng tan và xói mòn, thi thể đã rơi từ một địa điểm cao hơn xuống gần miệng núi lửa.

Viên nang thời gian đông lạnh

Ở dãy Alps và Scandinavia, người ta thường xuyên tìm thấy vũ khí, xe trượt tuyết và quần áo từ thời La Mã hoặc thời Trung cổ. Các nhà nghiên cứu có thể tìm hiểu rất nhiều về cuộc sống của tổ tiên chúng ta nhờ vào các di vật được bảo tồn tốt.

Nhiều phát hiện liên tục xuất hiện ở nơi lớp băng vĩnh cửu đang co lại nhanh nhất. Ở Nam Cực, hình ảnh radar tiết lộ khung cảnh sông cổ dưới lớp băng. Ở Alaska, hàng nghìn khu định cư xa xưa hiện dần lộ diện. Tại Siberia, các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra hài cốt của xác ướp được cho là hơn 3 triệu năm tuổi. Ở Canada, một xác voi ma mút con được bảo quản hoàn hảo cũng đã được phát hiện.

Đây là những phát hiện tình cờ, nhưng đồng hồ vẫn đang chạy. Ở những nơi lớp băng vĩnh cửu đang bảo tồn chất hữu cơ ở trạng thái đặc biệt, thì trong vòng vài năm tới, tất cả những gì còn sót lại có thể chỉ là những vệt màu trên mặt đất.

Sông băng tan chảy, lượng mưa lớn và mực nước biển dâng cao đều đặt ra những thách thức mới cho ngành khảo cổ học. Trên Địa Trung Hải, nhiều thành phố cảng cổ đang bị đe dọa.

Hạn hán làm lộ kho báu bị chìm đắm

Biến đổi khí hậu không chỉ là nguyên nhân làm tan băng và lũ lụt mà còn gây ra hạn hán tàn khốc. Đối với giới khảo cổ học, việc đó phần nào là tích cực thì đối với hệ sinh thái và cư dân ở các vùng bị ảnh hưởng, đó thực ra lại là thảm họa. Cá chết hàng loạt, đồng ruộng không thể canh tác và nước ngọt khan hiếm.

Ví dụ, ở Iraq, một thành phố 3.400 năm tuổi đột nhiên “nổi lên” từ một hồ chứa do hạn hán khắc nghiệt. Các nhà khảo cổ học người Đức và người Kurd đã có thể khảo sát sơ bộ thành phố "Thời đại đồ đồng" trước khi trung tâm quyền lực của đế chế Mittani trong quá khứ, bị nhấn chìm một lần nữa.

tbn.jpg
Khu mộ đá Guadalperal còn được gọi là Stonehenge của Tây Ban Nha

Tại thành phố Caceres phía tây Tây Ban Nha, mộ đá Guadalperal – được gọi là Stonehenge của Tây Ban Nha – đột nhiên xuất hiện trong một hồ chứa do hạn hán. “Nhờ” hạn hán, chúng ta được chiêm ngưỡng tượng đài cự thạch được xây dựng từ hơn 150 khối đá đứng cách đây khoảng 7.000 năm.

Các vụ đắm tàu ​​đã được phát hiện ở sông Mississippi khô cạn của Mỹ. Ở châu Âu, sông Danube chứng kiến mực nước thấp kỷ lục, làm lộ rõ ​​các tàu chiến của Đức trong Thế chiến thứ hai ở Serbia. Vô số xác tàu không chỉ gây rủi ro cho giao thông đường thủy mà chúng còn tiềm ẩn nguy cơ cháy nổ .

Bản chất 2 mặt của vấn đề

Bản chất hai mặt của vấn đề có thể được nhìn thấy ở Brazil. Hạn hán nghiêm trọng ở vùng Amazon đã để lộ những hình chạm khắc khuôn mặt cổ xưa, có phần đáng sợ trên một số tảng đá ở thành phố Manaus.

Các hình chạm khắc thời tiền sử mô tả nhiều biểu cảm khuôn mặt khác nhau, từ nụ cười đến vẻ ngoài kỳ lạ và gợi nhớ một cách mơ hồ đến các biểu tượng cảm xúc ngày nay của chúng ta. Có lẽ, người bản địa sống ở khu vực này vào thời tiền Colombia đã tạo ra những bức chạm khắc này từ khoảng 2.000 năm trước.

Beatriz Carneiro, một nhà sử học và thành viên của Viện Di sản Nghệ thuật và Lịch sử Quốc gia Brazil cho biết, các bản khắc là một phát hiện “vô giá” và chính hạn hán đã giúp phát lộ.

Hạn hán tàn khốc đang gây ra vấn đề nghiêm trọng cho nhiều con sông ở Amazon. Mực nước của Rio Negro, nơi các bản khắc được phát hiện, đã giảm đáng kể trong mùa hè. Tuần trước, dòng sông ghi nhận lưu lượng dòng chảy thấp nhất trong 121 năm. Theo các nhà khảo cổ học ở đó, đây là một rủi ro cho quá trình bảo tồn, mặc dù trên hết tình trạng khô hạn đang tước đi sinh kế của người dân địa phương.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Biến đổi khí hậu giúp ích và cản trở khảo cổ học như thế nào?