Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, trong tháng 1.2022, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dành 3 ngày để kiểm điểm, tự phê bình và phê bình về sự lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể và cá nhân từng ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dành 3 ngày để kiểm điểm, tự phê bình tập thể và từng ủy viên

Lam Thanh | 04/05/2022, 14:09

Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, trong tháng 1.2022, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dành 3 ngày để kiểm điểm, tự phê bình và phê bình về sự lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể và cá nhân từng ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư.

Trong phát biểu khai mạc Hội nghị Trung ương 5 khóa 13, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết, trong tháng 1.2022, Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dành 3 ngày để tiến hành kiểm điểm, tự phê bình và phê bình về sự lãnh đạo, chỉ đạo của tập thể và cá nhân từng Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư năm 2021 gắn với việc thực hiện Kết luận của Hội nghị Trung ương 4 khóa 13 về xây dựng, chỉnh đốn Đảng và hệ thống chính trị trong sạch, vững mạnh.

Theo đó, việc kiểm điểm, tự phê bình và phê bình lần này đã được thực hiện một cách nghiêm túc, bài bản, theo quy chế, quy trình từng bước hợp lý. Các báo cáo kiểm điểm đều được chuẩn bị theo đúng quy định, hướng dẫn. Không khí kiểm điểm theo tinh thần tự phê bình, phê bình nghiêm túc, thẳng thắn, dân chủ, đoàn kết, chân tình.

“Các đồng chí được góp ý đã tiếp thu nghiêm túc, cầu thị, coi đây là cơ hội quý để học tập, chia sẻ lẫn nhau. Trong quá trình kiểm điểm, từng đồng chí Ủy viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã liên hệ đến trách nhiệm cá nhân đối với lĩnh vực được phân công, thấy rõ những ưu điểm để phát huy, nhận ra những khuyết điểm, hạn chế để khắc phục”, Tổng bí thư nêu.

tbt-2.jpg
Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cho biết Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dành 3 ngày để tiến hành kiểm điểm, tự phê bình và phê bình

Theo Tổng bí thư, qua kiểm điểm tập thể và cá nhân, Bộ Chính trị, Ban Bí thư nhận thấy, năm 2021, trong bối cảnh có rất nhiều khó khăn, thách thức, Bộ Chính trị, Ban Bí thư luôn luôn đoàn kết, thống nhất, bình tĩnh, kiên định, sáng suốt trước khó khăn, thử thách, có nhiều đổi mới và sáng tạo, bám sát quan điểm, chủ trương, đường lối, cụ thể hóa các nội dung quan trọng của Nghị quyết Đại hội 13 của Đảng.

Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã có các quyết sách đúng đắn, kịp thời, phù hợp với tình hình thực tiễn để lãnh đạo, chỉ đạo toàn Đảng, toàn dân và toàn quân tổ chức triển khai thực hiện, đạt được những kết quả quan trọng, khá toàn diện, có những dấu ấn nổi bật, được cán bộ, đảng viên và nhân dân ghi nhận, bạn bè thế giới đánh giá cao.

Tuy nhiên, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng cũng nhấn mạnh công tác lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư cũng còn một số hạn chế, khuyết điểm. Công tác dự báo chiến lược, hoạch định đường lối, chính sách và tổng kết thực tiễn, nghiên cứu lý luận có lúc, có việc chưa đáp ứng kịp thời yêu cầu, đòi hỏi của tình hình mới.

Trong phòng chống dịch bệnh có lúc, có nơi còn lơ là, chủ quan, bị động, lúng túng hoặc cứng nhắc, thiếu thống nhất, đồng bộ trong lãnh đạo, chỉ đạo xử lý các tình huống cụ thể, đột xuất; còn có những hạn chế, bất cập trong nghiên cứu, dự báo, phân tích tình hình để xây dựng và triển khai thực hiện có bài bản và kịp thời các phương án ngắn hạn cũng như dài hạn, bảo đảm vừa phòng, chống dịch bệnh, vừa phát triển kinh tế - xã hội, bảo đảm các hoạt động bình thường.

Cho biết những kết quả, thành tích cũng như hạn chế, yếu kém cụ thể đã được nêu đầy đủ trong báo cáo của Bộ Chính trị gửi các Ủy viên Trung ương Đảng, Tổng bí thư Nguyễn Phú Trọng đề nghị Trung ương với tinh thần nhìn thẳng vào sự thật, đánh giá đúng sự thật, xem xét, đánh giá kỹ lưỡng những ưu điểm, những hạn chế, khuyết điểm trong lãnh đạo, chỉ đạo của Bộ Chính trị, Ban Bí thư gắn với thực hiện Kết luận Trung ương 4 khóa 13 trên mọi lĩnh vực.

Đặc biệt, theo Tổng bí thư, cần phải chỉ rõ những nguyên nhân, rút ra những bài học kinh nghiệm và đề ra các giải pháp tích cực khắc phục trong thời gian tới.

Bài liên quan
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
8 phút trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Chính trị, Ban Bí thư đã dành 3 ngày để kiểm điểm, tự phê bình tập thể và từng ủy viên