Chia sẻ với báo chí về vụ Liên Kết Việt và kinh doanh đa cấp tại Việt Nam, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định: Bộ Công Thương đang nỗ lực làm mọi cách để kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp.

Bộ Công thương nói gì về vụ Liên Kết Việt?

Dân trí | 06/04/2016, 20:19

Chia sẻ với báo chí về vụ Liên Kết Việt và kinh doanh đa cấp tại Việt Nam, ông Trần Quốc Khánh, Thứ trưởng Bộ Công Thương khẳng định: Bộ Công Thương đang nỗ lực làm mọi cách để kiểm tra, giám sát các doanh nghiệp kinh doanh đa cấp.

Chiều nay, 6.4, ngay sau cuộc làm việc với Ban chỉ đạo 389 Quốc gia tại Bộ Công Thương, ông Khánh có cuộc trả lời ngắn với phóng viên báo đài về các nội dung liên quan đến hoạt động quản lý kinh doanh đa cấp trong thời gian tới, cụ thể là xử lý các sai phạm của Công ty Liên Kết Việt.

Riêng về vụ việc Công ty Liên Kết Việt từng bị Bộ này phạt hơn 570 triệu đồng từ tháng 7.2015, nhưng Bộ Công Thương không công bố công khai và thu hồi giấy phép, Ông Khánh khẳng định: việc thu hồi giấy phép kinh doanh phải được thực hiện theo trình tự pháp luật, cụ thể là Nghị định 42 của Chính phủ về quản lý kinh doanh đa cấp.

- Thưa ông, từ tháng 7.2015 Bộ Công Thương đã đi kiểm tra, phát hiện sai phạm của Liên Kết Việt, nhưng Bộ chỉ xử phạt mà không công bố rộng rãi và rút giấy phép để người dân biết để hạn chế tác hại?

Việc thông báo rộng rãi trên phương tiện thông tin đại chúng, tôi và Bộ Công Thương đã có ý kiến rồi, tôi không nhắc lại chuyện này nữa.

Còn về việc thu hồi giấy phép kinh doanh của Liên Kết Việt sau khi Bộ Công Thương phát hiện những sai phạm hồi tháng 7.2015, chúng tôi phải thực hiện theo đúng trình tự pháp luật, cụ thể là Nghị định 42 của Chính phủ, về quản lý kinh doanh đa cấp.

- Cụ thể, quy định này như nào và tại sao có sự chậm trễ trong xử lý thông tin và điều tra giấy phép hoạt động của công ty này?

Tại Nghị định 42, Chúng phủ nêu rõ việc thu hồi giấy phép của pháp nhân trong Nghị định 42 quy định rõ trong trường hợp nào cơ quan chức năng được thu hồi. Chúng tôi không thể rút giấy phép của pháp nhân bởi vì một số lãnh đạo đã bị khởi tố.

Trên thực tế, chúng ta có rất nhiều công ty, doanh nghiệp mà lãnh đạo bị khởi tố nhưng công ty vẫn không bị rút giấy phép kinh doanh, cho nên để thu hồi giấy phép kinh doanh của một công ty đa cấp, chúng tôi phải thực hiện theo đúng Nghị định 42, có nghĩa là khi đưa ra lý do thu hồi phải đúng Luật.

- Từ khi Bộ Công Thương xử phạt Liên Kết Việt hơn 570 triệu đồng tháng 7.2015 đến tháng 3.2016 Bộ mới rút giấy phép kinh doanh của công ty này. Như vậy công ty này có 8 tháng để hoạt động, tại sao vậy?

Một trong những điều khoản của Nghị định 42 là phải chứng minh công ty này không còn hoạt động tại địa chỉ đó nữa, không còn địa chỉ rõ ràng, thứ hai là chứng minh rất rõ ràng công ty đó không còn vốn để hoạt động, tức là không còn năng lực để đáp ứng điều kiện của một doanh nghiệp.

Chính vì vậy, qua quá trình điều tra từ tháng 7.2015 đến tháng 3.2016 Bộ Công Thương mới đủ các bằng chứng để rút giấy phép kinh doanh và chúng tôi chỉ thực hiện thu hồi khi chứng minh được công ty đó không có địa chỉ rõ ràng, không còn vốn hoạt động.

Khi cơ quan điều tra đang tiến hành điều tra, thì chúng tôi không có quyền nói bất kỳ công ty nào lừa đảo cả. Không một ai bị nói là có tội nếu như cơ quan chức năng chưa đưa ra những bản án kết luận cuối cùng. Chính vì vậy, đây là cái khó của Bộ Công Thương.

- Chiều nay, ngày 6.4.2016 Bộ Công Thương có buổi làm việc với Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, tại sao Báo chí không được tiếp cận cuộc họp và ông có thể cho biết mục đích của buổi làm việc này?

Đây là buổi làm việc nhằm hoạt động trao đổi chuyên môn bình thường giữa hai đơn vị, chúng tôi làm việc với Ban chỉ đạo 389 nhằm mục đích kết hợp với cơ quan quản lý thị trường, lực lượng công an, liên ngành… về quản lý, rà soát hoạt động kinh doanh, bán hàng đa cấp.

Vấn đề hiện nay là hoạt động kinh doanh đa cấp tại Việt Nam có liên quan đến bán hàng hóa, mà muốn kết luận công ty nào vi phạm thì chúng ta phải dựa vào tiêu chí: hàng hóa quảng cáo sai chất lượng, bán giá thành sai quy định, khai khống giá trị, phẩm chất hàng hóa.

- Về kết quả thanh tra 7 doanh nghiệp kinh doanh đa cấp vừa được Bộ Công Thương công bố, bao giờ có kết quả?

Khoảng tháng 5 mới hoàn thiện đợt thanh tra. Tôi cho rằng một Nhà nước suốt ngày đi thanh tra thì không phải là cách làm tốt. Nhiệm vụ chính là phải xây dựng khuôn khổ pháp lý. Bên Cục Quản lý Cạnh tranh chỉ có 4 người phụ trách bán hàng đa cấp nên chúng tôi rất cần sự phối hợp của các cá nhân tố cáo.

Hiện tại Bộ Công Thương chỉ có 4 người thực hiện quảng lý và kiểm tra bán hàng đa cấp nên không đủ để bao trọn các doanh nghiệp, chúng tôi rất cần các lực lượng liên ngành khác gồm: lực lượng quản lý thị trường, cơ quan công an, lực lượng chống buôn lậu, gian lận thương mại, cơ quan quản lý thực phẩm để vào cuộc cùng truy các dấu hiệu phạm tội.

Về câu hỏi tại sao, buổi làm việc giữa Bộ Công Thương và Ban Chỉ đạo 389 Quốc gia, ông Khánh từ chối trả lời. Trước đó, phía Bộ Công Thương cho biết: buổi làm việc giữa Bộ và Ban Chỉ đạo 389 là cuộc họp liên ngành, buổi làm việc kín nên không cho phóng viên, báo đài tham dự. Đồng thời yêu cầu cơ quan báo đài ngồi đợi lãnh đạo bộ trả lời sau đó.

Nguyễn Tuyền/ Dân Trí
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
11 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Công thương nói gì về vụ Liên Kết Việt?