Mới đây, trên mạng xã hội đã có một số phụ huynh chia sẻ ý kiến của mình về việc Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường cho trẻ em chơi trò chơi trực tuyến.

Bộ GD-ĐT tạm dừng trò chơi 'Chinh phục vũ môn' sau khi dư luận phản ứng

Hải Yến | 09/12/2016, 16:52

Mới đây, trên mạng xã hội đã có một số phụ huynh chia sẻ ý kiến của mình về việc Bộ GD-ĐT khuyến khích các trường cho trẻ em chơi trò chơi trực tuyến.

Bộ GD-ĐT khuyến khích học sinh chơi game online

Trong công văn gửi tới các trường ở các địa phương, Bộ GD-ĐT đã khuyến khích các trường phối hợp tổ chức trò chơi Chinh phục vũ môndành cho các học sinh cấp THCS. Từ đó đến nay, game Chinh phục vũ môncủa Egame tổ chức rầm rộ và theo họ công bố thì hiện nay đã có 800 ngàn người chơi.

Một trong những người từng đầu tư vào công ty game này đã bị bắt vềhành vi kinh doanh trái phép có liên quan tới dự án "mắc ca tỉ đô", hoclamgiau... “Với lịch sử công ty game và hoạt động như vậy, liệu ai có thể bảo đảm cho tôi và các phụ huynh khác là toàn bộ "trí tuệ" trong game này là sạch và an toàn cho trẻ em hay không?", một phụ huynh băn khoăn trên mạng xã hội.

Chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới chiều8.12, anh Lê Hùng Long có con đang theo học tại Trường THCS Cầu Giấy (Hà Nội) cho biết thời gian gần đây con anh hay xin tiền để nạp vào điện thoại với lý do... chơi game. Theo sự tìm hiểu của anh thì game Chinh phục vũ môn là một loại hình game online với các câu hỏi về đời sống, xã hội, giáo dục, thậm chí có cả những câu hỏi trong sách giáo khoa, vận dụng kiến thức thực tế. Học sinh muốn "chinh phục" vũ môn phải trả lời được các câu hỏi mà chương trình đưa ra. Còn các cháu xin tiền nạp thẻ để mua các bộ câu hỏi giống như một dạng "sách tham khảo". "Nếu game online này an toàn và phát triển trí lực thì Bộ GD-ĐT cũng cần công bố rõ cho phụ huynh biết. Nhưng với ý kiến của mình, tôi hoàn toàn phản đối Bộ khuyến khích các em chơi các trò game online bởi lẽ chỉ cần lơ là sự quản lý của người lớn làcác học sinh có thể chơi trò chơi khác chứ không chỉ dừng lại ở mỗi game này. Dù rất ủng hộ các cháu tham gia các trò chơi nói trên, nhưng tôi vẫn hết sức lo ngại khi thấy các cháu tiếp xúc quá sớm với những trò chơi game trên máy tính”.

Một phụ huynh lo lắng việc Bộ GD-ĐT khuyến khích chơi game sẽ khiến các em học sinh lơ là việc học

Tạm dừng do phụ huynhphản ứng

Trả lời về những thắc mắc này với báo chí, ông Ngũ Duy Anh, Vụ trưởng Vụ Công tác học sinh sinh viên (Bộ GD-ĐT) khẳng định đây là cuộc thi tìm hiểu kiến thức qua cuộc thi “Chinh phục vũ môn” chứ không phải chơi game, nhưng sử dụng qua phương tiện internet, học sinh đăng nhập web để trả lời các câu hỏi. “Rất nhiều chuyên gia lĩnh vực giáo dục đã có ý kiến, đánh giá và đồng tình với chương trình. Có thể do có những học sinh lạm dụng vào phần mềm để chơi game nên khiến nhiều bậc phụ huynh bức xúc”, ông Ngũ Duy Anh nhấn mạnh.

Giải thích về việc trò chơi game online được Bộ GD-ĐT ủng hộ, ông Phạm Ngọc Thập - Phó tổng giám đốc Công ty cổ phần Tập đoàn giáo dục Egame cho biếtđây là một game giáo dục đã được Bộ Thông tin - Truyền thông cấp phép. Trò chơi ban đầu hoàn toàn không thuphí, tuy nhiên các em nào tham dự vào phần học trực tuyến hoặc thi trả lời các câu hỏi thì mới phải mua thẻ nạp tiền để tham dự. Ông Thập khẳng địnhtất cả những chi phí này, hoàn toàn là tự nguyện và không ép buộc. Thực tế trong 3năm qua, cuộc thi "Chinh phục vũ môn" chưa nhận được ý kiến nào về việc nó ảnh hưởng không tốt đến các em học sinh. “Chinh phục vũ môn là một game giáo dục thuần túy, không bạo lực, học mà chơi, kích thích tư duy trẻ em trong giáo dục hiện đại với cả chục nghìn câu hỏi. Ngoài ra, trong đó còn được xây dựng như một trường học trực tuyến với rất nhiều những môn học và bài giảng lý thú”.

Sau khi báo chí phản ánh, Bộ trưởng Bộ GD-ĐT Phùng Xuân Nhạ đã yêu cầu các đơn vị trực thuộc làm việc với Trung ương Đoànđể tạm dừng tổ chức cuộc thi "Chinh phục vũ môn" đang được các đơn vị chuẩn bị tổ chức. Các đơn vị chức năng của Bộ chủ động rà soát tất cả các cuộc thi tương tự đang diễn ra hoặc sẽ tổ chức, nếu không thiết thực, không hiệu quả thì dừng ngay. “Chủ trương của Bộ GD-ĐT là không tổ chức hoặc ủng hộ tổ chức các cuộc thi không thiết thực, làm ảnh hưởng đến quá trình học tập của học sinh, gây băn khoăn cho phụ huynh và dư luận xã hội. Trong quá trình thực hiện đổi mới căn bản, toàn diện giáo dục và đào tạo, Bộ GD-ĐT luôn khuyến khích các em học sinh năng động, tìm tòi học tập qua nhiều kênh khác nhau, trong đó có hình thức học tập trực tuyến, nhưng đó phải là những kênh học tập lành mành và hiệu quả, thiết kế phù hợp với tâm sinh lý lứa tuổi của học sinh”, Bộ trưởng Phùng Xuân Nhạ khẳng định.

Nhận xét về cuộc thi "Chinh phục vũ môn", đại diện Bộ GD-ĐT cho rằng “cuộc thi được tổ chức với mục đích tạo sân chơi lành mạnh, bổ ích, phát triển tư duy sáng tạo cho học sinh, giúp các em nắm chắc kiến thức về văn hóa, xã hội và kỹ năng sống, đồng thời giúp các em nâng cao nhận thức và kỹ năng khai thác hiệu quả internet phục vụ học tập, giải trí và rèn luyện.

Tuy nhiên, theo ghi nhận của Bộ GD-ĐT, cuộc thi còn một số tồn tại, bất cập như thành phần tham gia thi chưa phù hợp, công tác tuyên truyền, tổ chức điều hành chưa tốt đã gây ra sự lo ngại làm ảnh hưởng đến sức khỏe và việc học tập của các em học sinh, thậm chícó nguy cơ “nghiện game” do được nhà trường khuyến khích, cho nên tạm dừng.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT tạm dừng trò chơi 'Chinh phục vũ môn' sau khi dư luận phản ứng