Dù cho rằng mô hình trường học mới (VNEN) không phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vẫn khuyến khích các cơ sở giáo dục đã thực hiện mô hình này tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện.

Bộ GD-ĐT: Tiếp tục duy trì và khuyến khích sử dụng mô hình trường học VNEN

Haiyen | 26/08/2016, 07:02

Dù cho rằng mô hình trường học mới (VNEN) không phù hợp với điều kiện Việt Nam, nhưng Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD-ĐT) vẫn khuyến khích các cơ sở giáo dục đã thực hiện mô hình này tiếp tục triển khai trên cơ sở tự nguyện.

Mô hình trường học mớiVNEN vấpphải sự phản đối tại địa phương

Trường học mới tại Việt Nam (gọi tắt là VNEN) xuất phát từ mô hình trường học mới (EN) được thực hiện tại Colombia. EN được chuyên gia giáo dục quốc tế từ các nước có nền giáo dục tiên tiến hỗ trợ và phát triển. Mô hình đạt được những thành công vang dội và mau chóng được nhân rộng khắp châu Mỹ Latinh.Sau khi triển khai, mô hình trường học mới đã nhận đượcnhiều ý kiến trái chiều cũng như sự phản đối từ các chuyên gia giáo dục, giáo viên. Đồng thời,sau gần 4 năm thử nghiệm tại Việt Nam,mô hình này cũng gặpphải nhiều khó khăn.

Trong văn bản gửi Chủ tịch các tỉnh thành cả nước vào ngày 19.8, Bộ trưởng Giáo dục và Đào tạo Phùng Xuân Nhạ thừa nhận nhiều bất cập của VNEN, việc áp dụng chưa thực sự phù hợp với điều kiện của nhiều địa phương, triển khai nóng vội, áp đặt, hiệu quả chưa đạt như mong muốn gây băn khoăn dư luận.Bộ GD-ĐT xin rút kinh nghiệm và đề nghị các địa phương triển khai trên tinh thần tự nguyện.

Ngày 23.8, hàng trăm phụ huynh Trường tiểu học Nguyễn Trãi (phường Quán Bàu, TP.Vinh, Nghệ An) đã tập trung về trường, kiến nghị dừng chương trình VNEN. Thậm chí có những phụ huynh xin chuyển trường cho con để con không phải học theo mô hình mới này. Lãnh đạo của tỉnh cùng Ban giám hiệu nhà trườngđã phảiđối thoại với phụ huynh về vấn đề trên.

Các giáo viên, phụ huynh đều cho rằng mô hình trường học mới khiến học sinh khó hiểu bài và học hành lơ là hơn so với cách học cũ

Năm học 2016-2017, các tỉnh Bình Thuận, Hà Giang, Hà Tĩnh và thành phố Vũng Tàu đã quyết định dừng nhân rộng mô hình trường học mới VNEN. Trước đó, vào năm học 2015-2016, tại một số trường THCS ở Đắk Lắk cũng xảy ra tình trạng tương tự.

Tại Hà Giang, chương trình trường học mới VNEN bắt đầu triển khai từ năm học 2011-2012 tại 8 lớp ở 4 trường tiểu học, tuy nhiên đến tháng 7.2016, UBND tỉnh đã đề nghị Sở Giáo dục và đào tạo dừng việc sử dụng tài liệu theo mô hình trường học mới VNEN từ năm học 2016-2017.

Cô giáo Phan Thúy Hà (giáo viên trường THCS Lê Lợi, Hà Giang) chia sẻ: "Đã 3 năm tôi hướng dẫn học sinh theo mô hình trường học mới, nhưng khi hỏi lại bài vở thì học sinh cho biếtrất khó hiểu. Nhất là đối với các môn như tiếng Anh, nhạc, họa... học sinh phải ngồi theo vòng tròn khiến các em không tập trung nghe giảng, ngước nhìn lên bảng rất khó nên có em hầu như không chú ý bài vở. Dù rất cố gắng hướng dẫn các em nhưng mỗi khi tạo thành nhóm để học lại bài thì tôi thật sự thấy các em không theo kịp bài vở so với cách học cũ".

Cũng như cô Hà, đa số các phụ huynh học sinh cũng phản đối mô hình dạy mới này vì cho rằng việc tạo thành nhóm học cũng có cái lợi, nhưng không phải nhóm nào cũng có "người đứng đầu" hoạt bát và đủ sức để tóm lược lại tất cả các ý của các bạn. Bên cạnh đóviệc điều hành nhóm cũng gây ra nhiềubất tiện cho chínhgiáo viên và học sinh.

Mô hình VNEN liệu có "phá sản"?

Chia sẻ với phóng viên báo điện tử Một Thế Giới,ông Phạm Ngọc Định - Vụ trưởng Vụ Giáo dục Tiểu học (Bộ Giáo dục và Đào tạo) khẳng định: "Trong những năm đầu triển khai, một số nơi chưa nhận thức đầy đủ về mô hình và điều kiện áp dụng; cán bộ quản lý và giáo viên chưa được chuẩn bị chu đáo, một bộ phận ngại đổi mới hoặc áp dụng một cách máy móc.Dự án này đã chuyển đổi vai trò của người thầy từ truyền thụ tri thức sang hướng dẫn tổ chức học sinh thực hiện; còn học sinh từ vai trò thụ động, nghe giảng, chép bài và phát biểu ý kiến đã chuyển sang vai trò chủ động, tự hoạt động, tự chiếm lĩnh kiến thức.

Cá nhân tôi cũng không đồng tình với việc triển khai đại trà ngay phương pháp này, không thể nóng vội được, phải có lộ trình và để mọi người thấy cái lợi cho học sinh thì sẽ tự nguyện tham gia. Ngoài một số địa phương trên, thì các tỉnh khác vẫn triển khai VNEN ổn định trong năm học này. Như Bộ trưởng đã trả lời, nếu bỏ VNEN là cực đoan. Bộ trưởng sẽ có hướng chỉ đạo về việc triển khai VNEN trong thời gian tới".

Các giáo viên cho rằng họ tốn rất nhiều thời gian hướng dẫn từng nhóm học sinh bày biện, làm hoa, làm mô hình học tập trên lớp

Không bày tỏ hy vọngnhư Vụ trưởng Vụ Giáo dục tiểu học,PGS Văn Như Cương, Chủ tịch Hội đồng trường Lương Thế Vinh cho rằng, năm học 2016là dịp Bộ nên cân nhắc bỏ hẳn mô hình nàybởi chưa có nghiên cứu, đánh giá nào khẳng định VNEN là mô hình hiệu quả. Theo ông Cương, khi triển khai một mô hình mới trước hết phải làm thí điểm, điều tra cơ sở vật chất, lấy ý kiến giáo viên, học sinh… phù hợp thì mới triển khai. Dự án từ khi về Việt Nam được thực hiện ồ ạt, dùchưa tổng kết, đánh giá màcó địa phươngdự kiến làm đại trà là nóng vội, chủ quan. Cách bê nguyên mô hình về áp dụng, rập khuôn từng chức danh “chủ tịch hội đồng”, “trưởng ban đối ngoại”, loại bỏ phương thức giảng dạy truyền thống… là rất khôi hài.

GiáosưCương phân tích: “Với điều kiện cơ sở vật chất như Việt Nam hiện tại, muốn thực hiện được mô hình này mỗi lớp phải kê bàn ghế thành 6 “mâm”, mỗi “mâm” 6 - 7 người, các em không chỉ cứ cúi xuống để “ăn” mà phải vẹo đầu lên nhìn bảng. Trong khi nước bạn cho học sinh ngồi ghế xoay, cần nhìn thì xoay lại nhìn”.

Bên cạnh đó, các chuyên gia giáo dục cũng khẳng địnhsách giáo khoa VNEN nội dung không được khoa học. Nội dung trong sách được thiết kế sẵn, học sinh chỉ cần đọc và bắt chước một cách máy móc nên gây nhàm chán. Giáo viên và học sinh rất vất vả khi làm việc theo những mục yêu cầu trong sách, cứ phải giải thích rồi thực hiện nhiều lần mà học sinh vẫn không hiểu. Sĩ số lớp học của từng địa phương cũng khá đông, việc này sẽ gây khó khăn cho giáo viên nếu tiến hành dạy theo mô hình VNEN, trình độ học sinh học sẽ không được đều.

Tuy vậy, vẫn có những ý kiến cho rằngmô hình VNEN vẫn nêntriển khai ở một số địa phương cụ thể.Với thực trạng học sinh Việt Nam đang bị hao hụt dần vốn văn hóa thì đây là giải phápgóp phần bảo tồn nếp sống văn hóa đặc trưng của dân tộc Việt. Tuy nhiên, đại đa số giáo viên đều "than" gặp khó khăn, không phù hợp với điều kiện sống, nhu cầu củahọc sinh.

Chia sẻ với báo điện tử Một Thế Giới, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và đào tạo Phùng Xuân Nhạ khẳng định:VNEN là mô hình tốtnhưng khi áp dụng vào từng nơi phải phù hợp. Một số địa phương có ý bỏ VNENnhưng quan điểm của Bộ là sẽ tiếp tục thực hiện VNEN, tuy nhiên không áp đặt.Việc dừng VNEN ở các địa phương nhất địnhtrước hết là vì VNEN ở nhiều địa phương được thực hiệncòn chưa uyển chuyển. Cần nhìn rõ những mặt được của mô hình để phát huy và hạn chế những mặt chưa phù hợp.

Thực tế cho thấy, những trường được chọn làm thí điểm các năm trước đều được hỗ trợ rất tích cực về chuyên môn, tài liệu và ban đầu cũng chỉ tổ chức ở một số lớp nhất định. Qua thực hiện thí điểm, các trường rút kinh nghiệm thực tế mới tiến hành nhân rộng ở các khối cho phù hợp qua từng năm, lúc đó mới thấy được hiệu quả của việc áp dụng mô hình mới.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT: Tiếp tục duy trì và khuyến khích sử dụng mô hình trường học VNEN