Ngày 29.9, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội thảo về công tác biên soạn, xuất bản, sử dụng SGK giáo dục phổ thông.

Bộ GD-ĐT: Xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa nhưng phải lấy chất lượng là số một

Tú Viên | 29/09/2022, 19:48

Ngày 29.9, Bộ GD-ĐT tổ chức Hội thảo về công tác biên soạn, xuất bản, sử dụng SGK giáo dục phổ thông.

Tại hội thảo, Tổng Giám đốc Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam Hoàng Lê Bách cho rằng, SGK là một loại hàng hóa đặc thù, thường có tác động tới tâm lý và dư luận xã hội, cần có những quyết sách để ổn định vấn đề SGK, trong đó có những quyết sách về việc tổ chức biên soạn, biên tập, thiết kế, thẩm định, phát hành SGK. Chủ trương xóa bỏ độc quyền xuất bản SGK, có thêm một số nhà xuất bản tham gia vào việc xuất bản SGK. Tuy nhiên, thực tế khẳng định Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam vẫn là đơn vị giữ vị thế hàng đầu trong lĩnh vực này; giá rẻ nhất.

nvm4558-1664441210820262010156.jpeg
Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ phát biểu tại hội thảo - Ảnh: P.V

Ông Nguyễn Xuân Thành, Vụ trưởng Vụ Giáo dục trung học (Bộ GD-ĐT) cho biết, chủ trương xã hội hóa SGK đã huy động được nhiều tổ chức, cùng đông đảo các nhà giáo, nhà khoa học, chuyên gia giáo dục tham gia vào quá trình biên soạn SGK.

Đặc biệt, chủ trương xã hội hóa SGK đã đạt được mục tiêu đề ra khi có nhiều bộ sách, chất lượng SGK tăng lên về hình thức, phong phú hơn về nội dung. Tuy nhiên, vẫn còn những tồn tại, bất cập trong quá trình triển khai. Đó là tình trạng một số nội dung, thuật ngữ được sử dụng trong các bản mẫu SGK chưa đảm bảo tính liên thông giữa các môn học/hoạt động giáo dục. Tiến trình nội dung bài học của các bản mẫu sách trong một môn học còn có sự chênh lệch đáng kể giữa các SGK khác nhau. Chất lượng một số bản mẫu sách còn hạn chế, trong đó, bên cạnh những lỗi về nội dung còn rất nhiều lỗi về mặt chính tả, câu từ, ngôn ngữ, hình ảnh…

Việc xem xét, thẩm định đối với một vài văn bản, ngữ liệu đưa vào SGK chưa chú ý đầy đủ các khía cạnh tác động xã hội, gây băn khoăn trong dư luận khi sách được đưa vào sử dụng. Việc thẩm định sách phải thực hiện qua nhiều vòng, nhiều đợt dẫn đến việc phê duyệt danh mục sách còn chậm gây khó khăn trong việc tổ chức lựa chọn SGK.

Nhận định rõ ưu điểm và hạn chế trong chất lượng bản mẫu SGK, cũng như việc thẩm định, phê duyệt và lựa chọn, cung ứng sách giáo khoa, Bộ GD-ĐT đã đưa giải pháp triển khai tiếp theo cho vấn đề này. Theo đó, trong thời gian tới, Bộ sẽ tiếp tục tăng cường kiểm soát quá trình biên soạn SGK theo quy định tại Thông tư số 05 ngay từ việc lựa chọn tác giả, biên soạn và thực nghiệm bài dạy minh họa của bản mẫu SGK đảm bảo chủ động về tiến độ chuẩn bị SGK theo đúng lộ trình.

Song song với đó Bộ sẽ tăng cường công tác thực nghiệm SGK, khai thác góp ý sau thực nghiệm, xin ý kiến nội bộ để tăng cường chất lượng bản mẫu SGK. Tăng cường kiểm soát chất lượng thực nghiệm bản mẫu SGK đảm bảo bài thực nghiệm đại diện cho các chủ đề trong chương trình môn học/hoạt động giáo dục, đặc biệt đảm bảo tính khả thi của các bài thực hành, thí nghiệm, bài học dự án.

Tinh giản tối đa kênh chữ, kênh hình, khai thác hiệu quả hình ảnh và ngữ liệu để đảm bảo hiệu quả bài học và giảm giá thành SGK. Đẩy nhanh tiến độ thẩm định và phê duyệt SGK, dành thời gian để địa phương nghiên cứu, lựa chọn SGK đáp ứng với điều kiện, đặc thù của từng vùng, miền.

Ghi nhận ý kiến của nhiều giáo viên, học sinh tham gia hội thảo và trưng bày SGK phổ thông ngày 29.9 cho thấy, giáo viên và học sinh đều thích thú, đánh giá cao chất lượng SGK của nhiều nước, đặc biệt là Nhật Bản vì sự hấp dẫn của hình ảnh, khâu trình bày trong từng cuốn sách.

Phát biểu tổng kết tại hội nghị, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ nhấn mạnh, công tác biên soạn, phát hành SGK rất quan trọng. Nghị quyết 88 của Quốc hội về đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông, có nhấn mạnh đến đổi mới chương trình, SGK giáo dục phổ thông nhằm tạo chuyển biến căn bản, toàn diện về chất lượng và hiệu quả giáo dục phổ thông.

Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng, đây là bài toán vừa mới vừa khó, chưa có tiền lệ khi thực hiện 1 chương trình nhiều SGK. Song cần thống nhất nhận thức SGK khi được biên soạn, thẩm định và phát hành đến tay học sinh phải đảm bảo chất lượng, chuẩn mực, giá cả hợp lý.

“Khuyến khích các tổ chức cá nhân tham gia biên soạn SGK theo chủ trương xã hội hóa, nhưng vẫn phải lấy chất lượng là số 1. Trong đó cần chú ý đến các khâu như làm bản mẫu, thẩm định và phát hành. Các khâu cần được cải tiến và đổi mới. Cùng với đó cần chú trọng công tác tập huấn,, bồi dưỡng giáo viên sử dụng SGK khi giảng dạy, biến bồi dưỡng thành tự bồi dưỡng, từ đó nâng cao chất lượng đội ngũ nhà giáo.

Về vấn đề giá SGK, Thứ trưởng Bộ GD-ĐT Nguyễn Hữu Độ lưu ý các đơn vị xuất bản, phát hành SGK cần lưu ý đến các khâu như yếu tố cấu thành giá sách và ban hành định mức kỹ thuật của sách.

Cả nước có 6 nhà xuất bản (NXB) tham gia biên soạn, phát hành SGK môn học/hoạt động giáo dục các khối lớp (gồm các NXB: Giáo dục Việt Nam, Đại học Sư phạm, Đại học Sư phạm TP.HCM, Đại học Quốc gia TP.HCM, Đại học Vinh, Đại học Huế)

3 tổ chức biên soạn SGK (gồm: Công ty cổ phần Phát triển giáo dục Việt Nam VPBOX, Công ty cổ phần Đầu tư xuất bản thiết bị giáo dục Việt Nam VEPIC, Công ty cổ phần Đầu tư và phát triển xuất bản giáo dục Việt Nam VICTORIA).

Tổng số có 1.574 tác giả tham gia biên soạn SGK cho 6 khối lớp. Trên 2/3 số tác giả tham gia biên soạn SGK có trình độ từ tiến sĩ trở lên.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
7 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ GD-ĐT: Xã hội hóa biên soạn sách giáo khoa nhưng phải lấy chất lượng là số một