"Có lúc thì EVN kêu lỗ, có lúc EVN lại báo có lãi. Vậy, phần lỗ của EVN là do Nhà nước bù vào hay EVN phải bỏ ra, hay là người dân phải chịu? Người dân nói rằng: con phụ thuộc bố mẹ, bố mẹ nghèo thì con nhịn ăn nhưng sao EVN vẫn thu nhập khá?", Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An đặt câu hỏi.

'Bố mẹ nghèo, con nhịn ăn nhưng sao EVN vẫn thu nhập khá?'

Một Thế Giới | 16/10/2015, 16:24

"Có lúc thì EVN kêu lỗ, có lúc EVN lại báo có lãi. Vậy, phần lỗ của EVN là do Nhà nước bù vào hay EVN phải bỏ ra, hay là người dân phải chịu? Người dân nói rằng: con phụ thuộc bố mẹ, bố mẹ nghèo thì con nhịn ăn nhưng sao EVN vẫn thu nhập khá?", Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An đặt câu hỏi.

Vì sao người dân chưa đồng thuận với ngành điện?
Ngày 16.10, Hiệp hội các Hội Khoa học kỹ thuật Việt Nam đã phối hợp với Ủy ban Khoa học công nghệ môi trường Quốc hội, Cục Điều tiết điện lực (Bộ Công Thương) tổ chức Diễn đàn "Cơ sở khoa học của việc tính giá điện".
Phát biểu tại diễn đàn, TS Ngô Đức Lâm, Liên minh năng lượng bền vững Việt Nam cho biết, mặc dù ngành điện đã có đóng góp lớn cho nền kinh tế và xã hội vì cung cấp đủ điện, đảm bảo an ninh quốc phòng, tuy nhiên, sự đồng thuận của người dân đối với ngành này vẫn chưa cao. 
Lý giải điều này, TS Lâm cho rằng, nguyên nhân là do ngành điện còn độc quyền rất lớn, và người nhận thấy còn phải rất lâu nữa mới có thể được hưởng quyền lợi từ cơ chế thị trường.
Thứ hai là về minh bạch giá điện. Trong khi một số ngành khác, vấn đề minh bạch là khá rõ thì riêng đối với ngành điện, ngay cả các nhà khoa học cũng không thể hiểu rõ và nói rõ được vấn đề này.
"Hiện nay Pháp luật đã có quy định về chính sách giá, tuy nhiên để đảm bảo sự minh bạch thì EVN hay Bộ Công thương đã áp dụng chưa? Và về kỹ thuật, tính giá chỗ nào chưa minh bạch? Biểu giá điện như vậy đã là hợp lý?", ông Lâm đặt câu hỏi.
Vị chuyên gia này cũng cho biết, hiện nay, Luật giá quy định 4 nguyên tắc, trong đó có nhấn mạnh đến quyền của người sản xuất và người tiêu dùng. Nhưng thời gian vừa qua mới chỉ tập trung vào quyền của EVN mà chưa tập trung vào quyền của người dùng.
Thứ ba, ngay cả báo chí cũng lo ngại về năng suất lao động của ngành điện rất thấp, khiến một câu hỏi được đặt ra là: với năng suất thấp như vậy thì người tiêu dùng có phải chịu hậu quả hay không?
"Cách đây 18 năm, tại chính phòng hội thảo này, Uỷ ban Khoa học Công nghệ Môi trường cũng từng bàn về giá điện với Liên hiệp các hội Khoa học Kỹ thuật Việt Nam và quyết định không điều chỉnh giá vì tổn thất điện quá lớn lên đến hơn 20%", ông Lâm nói.
Bên cạnh đó, TS. Ngô Đức Lâm còn cho rằng, các văn bản của Nhà nước hiện nay đều tạo cơ chế thông thoáng cho doanh nghiệp điện, nhằm đảm bảo tính tự chủ. Tuy nhiên, nhiều quy định có lợi cho EVN nhưng cũng dẫn đến bất lợi trong quá trình cạnh tranh, thui chột tính phấn đấu giảm giá thành, làm người dân bất lợi.
Bố mẹ nghèo, con nhịn ăn nhưng sao EVN vẫn thu nhập khá?
Cũng bàn về tính minh bạch trong ngành điện, Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An đặt ra câu hỏi: Liệu đầu vào của giá điện hiện nay đã minh bạch chưa?
"Chúng tôi quan tâm đến sự minh bạch, nhưng việc tính đầu vào của giá điện đã minh bạch chưa? Bởi có lúc thì EVN nói lỗ, có lúc EVN lại báo có lãi. Vậy, phần lỗ của EVN là do Nhà nước bù vào hay EVN phải bỏ ra, hay là người dân phải chịu? Người dân nói rằng: con phụ thuộc bố mẹ, bố mẹ nghèo thì con nhịn ăn nhưng sao EVN vẫn thu nhập khá", bà An nhận định.
Cũng theo Đại biểu Quốc hội Bùi Thị An, đối với vấn đề giám sát thì quyền của dân là phải được giám sát. Mặc dù EVN cải tiến biểu giá và hô hào người dân giám sát chỉ số công tơ tuy nhiên nếu cứ treo đồng hồ lên cao thì làm thế nào mà người dân giám sát được?
Trả lời cho câu hỏi về tính minh bạch trong ngành điện của ông Lâm và bà An, ông Đinh Thế Phúc - Phó Cục trưởng Cục Điều tiết Điện lực cho biết, hiện nay trên Cổng thông tin điện tử Bộ Công thương có mục công khai minh bạch giá điện, giá xăng dầu. 
Theo đó, Bộ đã công bố giá thành năm trước chi phí phát điện, truyền tải, quản lý bao nhiêu... trên Cổng thông tin điện tử.
"Với việc giám sát ghi chỉ số công tơ, đã có nhiều ý kiến và chúng tôi đã yêu cầu EVN lắp chỉ số công tơ điện tử. Hiện nay, hệ thống có hơn 20 triệu khách hàng nhưng chỉ có hơn 2 triệu công tơ điện tử và không thể thay hết cùng một lúc vì mức giá thay công tơ điện tử cao gấp 3-4 lần. 
Thứ hai, nếu thay cùng một lúc công tơ cũng không thể xử lý ngay được,lại vô cùng lãng phí. Để người dân có thể thuận tiện hơn trong việc giám sát, chúng tôi đã yêu cầu EVN thay đổi cách thức chăm sóc khác hàng. Khách hàng có thể đăng ký số điện thoại và có thể kiểm tra", ông Phúc nói.
Duyên Duyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Sau sắp xếp bộ máy tổ chức, TP.HCM giảm 129 đầu mối
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Ngày 22.11, Thành ủy TP.HCM tổ chức hội thảo “Tiếp tục xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hiệu lực, hiệu quả; đổi mới nội dung, phương thức lãnh đạo của các cấp ủy, quản lý của chính quyền; xây dựng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức đáp ứng nhiệm vụ trong tình hình mới”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
'Bố mẹ nghèo, con nhịn ăn nhưng sao EVN vẫn thu nhập khá?'