Đại biểu Nguyễn Mai Bộ, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội chia sẻ, một điều đáng buồn là có cả lãnh đạo bộ gây sức ép với đại biểu quốc hội khi đại biểu phát biểu trái với quan điểm của bộ ngành mình.

Bộ ngành khó chịu khi đại biểu quốc hội góp ý về dự thảo luật do bộ soạn thảo

Bùi Trí Lâm | 21/11/2019, 13:55

Đại biểu Nguyễn Mai Bộ, Ủy viên thường trực Ủy ban Quốc phòng và An ninh của Quốc hội chia sẻ, một điều đáng buồn là có cả lãnh đạo bộ gây sức ép với đại biểu quốc hội khi đại biểu phát biểu trái với quan điểm của bộ ngành mình.

Thảo luận ở hội trường về dự luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật vào sáng nay 21.11, nhiều đại biểu quốc hội (ĐBQH) băn khoăn về việc “đổi vai” trong việc chủ trì tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh.

Ban soạn thảo dự luật đưa ra 2 phương án sửa đổi: giao cơ quan trình dự án chủ trì việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh, và phương án cơ bản như hiện nay là giao cơ quan thẩm tra chủ trì việc tiếp thu, chỉnh lý dự thảo luật, pháp lệnh.

Thiếu tướng Nguyễn Mai Bộcho rằng bản chất của việc tiếp thu chỉnh lý luật là việc nghiên cứu, tiếp thu ý kiến của ĐBQH về dự thảo luật. Trong trường hợp tiếp thu thì sửa dự thảo luật và thể hiện trong dự thảo luật trình Quốc hội thông qua. Còn trong trường hợp không tiếp thu thì sẽ đề cập trong bản giải trình.

“Thực tiễn hoạt động tiếp thu trong thời gian vừa qua tôi khẳng định có đến 80% các bộ, ngành không muốn tiếp thu. Khi đó, ĐBQH chúng ta sẽ trở thành người đi chợ để trả giá, còn người đưa ra hàng có đồng ý bán hay không lại thuộc quyền của họ”, ông Bộ nêu.

Ông Bộ cũng chia sẻ về một điều đáng buồn nữa là có vị lãnh đạo bộ gây sức ép với ĐBQHkhi đại biểu phát biểu trái với quan điểm của bộ ngành mình.

Theo ông Bộ, luật bất cập, yếu kém do 2 nguyên nhân. Nguyên nhân thứ nhất là con người. Nguyên nhân thứ 2là một số ủy ban không mạnh dạn thực hiện kết luận của Phó chủ tịch Quốc hội Uông Chu Lưu, là phải kiên quyết trả lại luật không đảm bảo chất lượng.

“Đại biểu chúng tôi phát hiện ra nhiều luật chất lượng không bảo đảm nhưng khi chúng tôi đề nghị dường như không nhận được sự ủng hộ. Bất cập là ở chỗ đó, và thực tiễn vừa rồi chúng tôi thấy nếu chọn phương án 1 thì không nhân danh Quốc hội nữa. Vì vậy, đề nghị chọn phương án 2 như hiện hành”, ông Bộ nói.

Còn theo đại biểu Nguyễn Thị Mai Hoa (Đồng Tháp), việc đổi vai không phải là vấn đề mới, trước đây Chính phủ đã từng đề xuất nhưng Quốc hội đã không đồng tình.

“Nếu cơ quan trình sau đó lại vào vai chủ thể thẩm định và báo cáo trước Quốc hội sẽ không ổn, sẽ khó tròn vai. Việc bảo vệ chính sách của mình trước Quốc hội là vấn đề không hề đơn giản vì có rất nhiều ý kiến khác nhau của các ĐBQH”, bà Hoa lưu ý.

Theo bà Hoa, cơ quan thẩm tra của Quốc hội chỉ đóng vai phản biện và chỉnh lý dự thảo dựa trên cơ sở ý kiến của các ĐBQH. Nếu đổi vai khi chủ thể là Chính phủ giải trình trước Quốc hội không phải là ý kiến của Ủy banThường vụ Quốc hội sẽ có những khó khăn nhất định, nhất là khi giải trình ý kiến của ĐBQH.

Bà Hoa cũng chỉ ra, việc lấy ý kiến thời gian qua còn nhiều hạn chế, như đăng trên cổng thông tin điện tử của các bộngành thì rất ít người truy cập. Còn lấy ý kiến trực tiếp thì đối tượng lấy ý kiến rất ít người, việc lấy ý kiến cũng mang tính hình thức.

Đại biểu Mai Hồng Hải (Hải Phòng) cũng cho rằng đang có tình trạng luật mới ban hành 1-2 năm đã phải xem xét sửa đổi, bổ sung. “Luật thường xuyên phải thay đổi như vậy là do cuộc sống thay đổi quá nhanh hay do chất lượng xây dựng luật?", ông Hải đặt vấn đề.

Ông Hải cũng chỉ ra tồn tại nữa là kế hoạch xây dựng luật hằng năm luôn bị phá vỡ, thường xuyên xảy ra tình trạng rút ra, đưa vào một số dự án luật trong mỗi kỳ họp. Hồ sơ, tài liệu các dự án luật thường gửi rất chậm, trong đó có những dự thảo luật gửi đến đoàn ĐBQHkhi đã sát kỳ họp, không thể lấy ý kiến nhân dân. Hơn nữa, về chất lượng dự án luật, nhiều dự thảo luật khi thông qua đã rất khác so với nội dung trình ban đầu.

“Có luật lúc đầu chỉ sửa đổi, bổ sung một số điều nhưng sau đó lại thành luật sửa đổi. Có luật dự kiến thông qua 2 kỳ họp, sau đó phải kéo dài sang 3 kỳ… Đây là tình trạng "vừa thiết kếvừa thi công" trong lập pháp”, ông Hải nói.

Đại biểu Hải Phòng này cũng cho rằng nguyên nhân của tình trạng ấybắt nguồn từ công tác hoạch định chính sách và phân tích chính sách. Các dự thảo luật đều được Chính phủ thông qua chính sách trước khi trình Quốc hội, nhưng khi trình ra thì có thể các ĐBQHvà các cơ quan của Quốc hội có quan điểm khác, ý kiến khác nên khi thông qua có thể nội dung khác lúc trình rất nhiều.

Để khắc phục, đại biểu Hải cho rằng cần có sự tham gia của các ĐBQH vàcơ quan thẩm tra của Quốc hội ngay từ giai đoạn đầu dự thảo luật. Đồng thời, cần sớm có sự tham gia của các chuyên gia, nhà khoa học từ giai đoạn này. Những ý tưởng, khởi thảo một dự án luật cần sớm có tài liệu, hồ sơ công bố công khai để thu hút ý kiến đóng góp của nhân dân, ĐBQH.

Lam Thanh
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ ngành khó chịu khi đại biểu quốc hội góp ý về dự thảo luật do bộ soạn thảo