Thanh tra y tế hiện nay chưa quyết liệt, xử phạt chưa nghiêm, nhiều cơ sở vi phạm vẫn còn ngang nhiên tồn tại và tiếp tục vi phạm… Đó là những tồn tại, yếu kém mà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chỉ ra tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra y tế năm 2016, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 hôm 20.3.

Bộ trưởng Tiến: Tại sao có phòng khám tư 4, 5 lần nhắc nhở vẫn tồn tại?

Hồ Quang | 21/03/2017, 06:00

Thanh tra y tế hiện nay chưa quyết liệt, xử phạt chưa nghiêm, nhiều cơ sở vi phạm vẫn còn ngang nhiên tồn tại và tiếp tục vi phạm… Đó là những tồn tại, yếu kém mà Bộ trưởng Bộ Y tế Nguyễn Thị Kim Tiến đã chỉ ra tại Hội nghị tổng kết công tác thanh tra y tế năm 2016, triển khai nhiệm vụ trọng tâm năm 2017 hôm 20.3.

Xử lý chưa nghiêm, chưa đủ sức răn đe

Theo Thanh tra y tế (Bộ Y tế) trong năm 2016 vừa qua, ngành thanh tra y tế đã thực hiện nhiều hoạt động thanh tra trong các lĩnh vực: an toàn thực phẩm; y tế dự phòng; khám chữa bệnh và bảo hiểm y tế; dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế…

Trong đó lĩnh vực để lại khá nhiều nhức nhối cho xã hội trong suốt thời gian qua là an toàn thực phẩm thì thanh tra của Bộ Y tế chỉ mới xử phạt được 7.064.827.000 đồng, tiêu hủy 10 tấn tra xanh C2, thu hồi gần 1 tấn thực phẩm chức năng… Riêng thanh tra y tế ở các tỉnh, thành thì xử phạt các đơn vị, cá nhân vi phạm ở lĩnh vực này là 31.677.800.000 đồng.

Trong khi đó, một lĩnh vực khác cũng không kém phần bức xúc của người dân là công tác khám chữa bệnh và bảo hiểm y tế. Ở lĩnh vực này, thanh tra Bộ Y tế chỉ mới xử phạt hành chính được 2 cơ sơ vi phạm, phạt 17.400.000 đồng. Hay ở lĩnh dược, mỹ phẩm và trang thiết bị y tế… thì thanh tra Bộ Y tế chỉ ban hành được 13 quyết định xử phạt hành chính với số tiền 352.500.000 đồng.

Bà Tiến cho rằng trong 1 năm qua mà thanh tra Bộ Y tế xử phạt trong lĩnh vực khá “nóng” là an toàn thực phẩm chỉ hơn 7 tỉđồng là một mức phạt quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe.

“Trong hơn 7 tỉđồng xử phạt trên thì có đến 6 tỉđồng được xử phạt ở một công ty có 100% vốn nước ngoài nên số đơn vị vi phạm bị xử phạt còn lại là quá nhẹ, chưa đủ sức răn đe”, bà Tiến nói.

Bà Tiến nêu dẫn chứng, các địa phương như: Tiền Giang, Bình Dương, Đồng Nai, TP.HCM… có nhiều cơ sở cung cấp xuất ăn công nghiệp không đảm bảo an toàn, gây ngộ độc cho công nhân, học sinh… nhưng vẫn không xử lý triệt để nên không ít cơ sơ vi phạm tái đi tái lại nhiều lần.

Bà Tiến đặt câu hỏi: Thanh tra chuyên ngành an toàn thực phẩm, thanh tra y tế xử lý như thế nào mà cứ để tình trạng trên tiếp diễn như thế?

“Sai phạm đã rõ ràng, cung cấp thức ăn khiến hàng loạt người ngộ độc thì thanh tra y tế phải phối hợp với các ngành chức năng của địa phương xử lý nghiêm, không thể để mãi như thế được. Tại sao chúng ta không rút giấy phép, thông báo cấm sản xuất, ngưng hoạt động mà cứ chờ xử lý”, bà Tiến tiếp tục đặt vấn đề với ngành thanh tra y tế.

Bên cạnh đó, Bộ trưởng Tiến cũng nêu lên thực trạng một số phòng khám tư nhân trục lợi bảo hiểm y tế, lừa bệnh nhân… nhưng vẫn chưa được thanh tra y tế phối hợp với chính quyền địa phương xử lý triệt để.

“Tại sao có những phòng khám tư nhân đã 4,5 lần nhắc nhở nhưng vẫn để tồn tại?", bà Tiến nêu vấn đề.

Theo bà Tiến mấu chốt của vấn đề trên là xử lý chưa nghiêm, chưa quyết liệt. “Thanh tra y tế phải có sự phối hợp giữa thanh tra chuyên ngành với chính quyền địa phương. Chúng ta phải quyết liệt tham mưu với chính quyền địa phương xử lý triệt để, không xử lý triệt để là lỗi của thanh tra y tế, chứ không thể đỗ lỗi nguyên nhân này hay nguyên nhân khác”, bà Tiến nói.

Thanh tra phải lấy xây là chính

Bà Tiến lưu ý ngành thanh tra y tế trong thời gian tới phải lấy xây là chính, phòng bệnh hơn chữa bệnh, phải tập trung vào những vấn đề nóng bỏng của xã hội, những vấn đề mà người dân bức xúc như: an toàn thực phẩm, khám chữa bệnh, đấu thầu thuốc…

Ngoài ra, thanh tra y tế cũng cần tập trung thanh tra ở lĩnh vực dự phòng – nơi có thể có những sai sót để xây dựng đội ngũ ở đây phòng ngừa, tránh để xảy ra những sự cố; đồng thời phải quyết liệt chủ động, không để xảy ra sự việc rồi mới thanh tra.

“Tôi mong muốn các anh em thanh tra thất nghiệp, không còn phải thanh tra theo đơn thư khiếu nại, tố cáo mà tập chỉ tập trung thanh tra theo kế hoạch, thanh tra dự phòng”, bà Tiến chia sẻ.

Theo bà Tiến thanh tra y tế muốn có hiệu quả cần phải kết hợp với thanh tra của các ban, ngành và chính quyền địa phương.

“Thanh tra phải lấy phương châm xây là chính, phòng bệnh hơn chữa bệnh, kết hợp với các ban ngành để có tính hiệu quả hơn trong công tác thanh tra”, bà Tiến nhấn mạnh.

Hồ Quang

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ trưởng Tiến: Tại sao có phòng khám tư 4, 5 lần nhắc nhở vẫn tồn tại?