Ngày 17.8, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm Tiểu đường Bà Sáu xuất hiện trên các trang mạng xã hội là giấy tờ giả mạo.

Bộ Y tế chuyển thông tin đến công an vụ sản phẩm Tiểu đường Bà Sáu giả mạo giấy tờ trên mạng

Hồ Quang | 17/08/2023, 14:50

Ngày 17.8, Cục An toàn thực phẩm (Bộ Y tế) khẳng định, Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm Tiểu đường Bà Sáu xuất hiện trên các trang mạng xã hội là giấy tờ giả mạo.

Theo Cục An toàn thực phẩm, qua công tác hậu kiểm, cơ quan này đã phát hiện trên mạng xã hội xuất hiện quảng cáo sản phẩm Tiểu đường Bà Sáu có sử dụng hình ảnh Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Giấy xác nhận nội dung quảng cáo là giả mạo.

bo-y-te-chuyen-thong-tin-den-cong-aan-vu-san-pham-tieu-duong-ba-sau-gia-mao-caac-giay-toden-cong-an-vu(1).png
Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm giả mạo 

Cục An toàn thực phẩm khẳng định, Cục không cấp Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm số 7335/2020/ĐKSP ngày 7.8.2020 và Giấy xác nhận nội dung quảng cáo số 3735/2020/XNQC-ATTP ngày 20.11.2020 cho sản phẩm tiểu đường Bà Sáu của Nhà thuốc Bà Sáu (số 9B tổ 9, phường Thượng Thanh, quận Long Biên, TP.Hà Nội).

Cục đã chuyển thông tin vụ việc đến Phòng An ninh mạng và Phòng chống tội phạm sử dụng công nghệ cao (PA05) - Công an TP. Hà Nội để điều tra xử lý. 

bo-y-te-chuyen-thong-tin-den-cong-an-vu-san-pham-tieu-tuong-ba-sau-gia-mao-cac-giay-to-hinh-anh-1.png
Giấy xác nhận nội dung quảng cáo sản phẩm Tiểu đường Bà Sáu xuất hiện trên các trang mạng xã hội đều giả mạo - Ảnh: PV

Trong thời gian các cơ quan chức năng xử lý vụ việc, để bảo đảm an toàn sức khỏe, Cục An toàn thực phẩm đề nghị người tiêu dùng không mua, không sử dụng sản phẩm Tiểu đường Bà Sáu có thông tin Giấy tiếp nhận đăng ký bản công bố sản phẩm và Giấy xác nhận nội dung quảng cáo giả mạo.

Cục An toàn thực phẩm cũng khuyến cáo: "Trong trường hợp phát hiện sản phẩm có thông tin trên, thông báo ngay cho cơ quan chức năng của địa phương để xử lý theo quy định".

Bài liên quan
Bộ Y tế: Đã hết vắc xin AstraZeneca gần 1 năm, người tiêm không còn nguy cơ bị huyết khối
Kể từ tháng 7.2023, Việt Nam đã sử dụng hết loại vắc xin AstraZeneca nên hiện tại không còn nguy cơ gây huyết khối, giảm tiểu cầu ở những người đã tiêm vắc xin AstraZeneca từ gần 1 năm trước.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Ngân hàng Nhà nước làm việc với TP.HCM triển khai công tác quản lý thị trường vàng
Lãnh đạo TP.HCM cho biết sẽ chỉ đạo Công ty Vàng bạc Đá quý Sài Gòn (SJC) thực hiện ngay công tác bình ổn thị trường, thực hiện nhiệm vụ chính trị để ổn định thị trường vàng.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Y tế chuyển thông tin đến công an vụ sản phẩm Tiểu đường Bà Sáu giả mạo giấy tờ trên mạng