Trước diễn biến biễn phức tạp của dịch COVID-19 và có nhiều thông tin phản ánh hiện tượng găm hàng, thổi giá kit test nhanh, Bộ Y tế đã lên tiếng.

Bộ Y tế sẽ đưa kit xét nghiệm COVID-19 vào mặt hàng bình ổn giá

Thành Chung | 23/02/2022, 20:55

Trước diễn biến biễn phức tạp của dịch COVID-19 và có nhiều thông tin phản ánh hiện tượng găm hàng, thổi giá kit test nhanh, Bộ Y tế đã lên tiếng.

Trao đổi với báo chí về thông tin loạn giá kit test nhanh trên thị trường và hiện tượng găm hàng, thổi giá, đại diện Bộ Y tế đã lên tiếng về vấn đề này. Ông Nguyễn Minh Lợi, Vụ trưởng Vụ trang thiết bị và công trình y tế, Bộ Y tế, cho biết tính đến ngày 23.2, Bộ Y tế đã cấp phép cho 169 trang thiết bị y tế, sinh phẩm chẩn đoán việc xét nghiệm SARS-CoV-2, có 14 sản phẩm sản xuất trong nước và 155 sản phẩm nhập khẩu (gồm 56 sản phẩm xét nghiệm vật liệu di truyền, 83 sản phẩm xét nghiệm kháng nguyên SARS-CoV-2 và 30 sản phẩm xét nghiệm kháng thể kháng SARS-CoV-2).

images2425142_bvl_image001.jpg
Ông Nguyễn Minh Lợi, Vụ trưởng Vụ trang thiết bị và công trình y tế - Bộ Y tế

Trước nhu cầu tự test COVID-19 của người dân tăng cao đột ngột nên giá bộ sinh phẩm xét nghiệm tăng cao và khan hiếm. Ông Lợi cho hay Bộ Y tế đã nắm được thông tin hiện nay có tình trạng khan hiếm cục bộ và giá cả không thống nhất đối với bộ xét nghiệm nhanh SARS-CoV-2.

“Có thể thấy rằng, trước diễn biến phức tạp của dịch COVID-19, nhu cầu sử dụng bộ sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 của người dân tăng cao. Nguyên nhân là do sau Tết người dân quay trở lại làm việc, đi du lịch, đi lễ hội hay như học sinh, sinh viên quay trở lại trường học… Qua các kênh thông tin cho thấy có hiện tượng đầu cơ, găm hàng hoặc lợi dụng dịch bệnh để tăng giá bán trang thiết bị y tế bất hợp lý”, ông Lợi nhận định.

Để kịp thời có những biện pháp phù hợp, sáng 23.2, Bộ Y tế đã tổ chức cuộc họp trực tuyến với các doanh nghiệp sản xuất và nhập khẩu bộ xét nghiệm SARS-CoV-2. Bộ Y tế đã đề nghị các đơn vị sản xuất, nhập khẩu bộ sinh phẩm xét nghiệm SARS-CoV-2 chủ động tăng cường hoạt động sản xuất, nhập khẩu sản phẩm để đảm bảo nguồn cung trên nguyên tắc đảm bảo chất lượng sản phẩm. Thực hiện công khai và cập nhật giá, trong đó có yêu cầu các nhà phân phối, bán lẻ thực hiện niêm yết giá, không gom hàng và tăng giá; không để tình trạng giá công bố cao nhưng giá bán thấp, tạo kẽ hở cho các nhà phân phối, bán lẻ lợi dụng làm lũng đoạn thị trường; không bán cho các đơn vị thu mua, đầu cơ để tăng giá khi nhu cầu trong nước đang tăng cao, gây khan hiếm thị trường.

Hiện nay, Bộ Y tế đã có các hướng dẫn rất cụ thể đối với các trường hợp nguy cơ (F1), các trường hợp bị nhiễm (F0). Các quy định này đều đã được công khai trên cổng thông tin điện tử. Chính vì vậy, đề nghị người dân cần nghiên cứu, liên hệ với các cơ sở y tế gần nhất để được hướng dẫn chi tiết, tránh việc mua và sử dụng bộ xét nghiệm khi chưa có nhu cầu, gây lãng phí không cần thiết, ảnh hưởng đến thị trường.

Ông Lợi khẳng định, hiện nay các kit test nhanh cũng như các loại thuốc điều trị bệnh COVID-19 chính là mặt hàng kinh doanh có điều kiện, phải được cơ quan y tế cấp phép mới đảm bảo chất lượng, người dân cần chú ý khi mua. Trong thời gian tới, Bộ Y tế sẽ làm việc với các Bộ, ban ngành liên quan để xem xét đưa bộ sinh phẩm kit test vào mặt hàng bình ổn giá. 

"Việc kê khai, công khai giá sẽ giúp quản lý được giá trị của trang thiết bị y tế, từ đó đảm bảo giá dịch vụ phù hợp, góp phần để người dân được tiếp cận được các sản phẩm tốt nhất, nâng cao chất lượng sức khỏe" - ông Lợi cho hay.

Bên cạnh đó, kịp thời đăng tải các thông tin, công khai giá, công khai kết quả trúng thầu. Đăng tải công khai các sản phẩm đã được cấp số đăng ký lưu hành, giấy phép nhập khẩu cũng như các sản phẩm bị thu hồi. Cùng với đó, tăng cường phối hợp liên ngành giữa cơ quan Thanh tra Y tế với với cơ quan quản lý giá, quản lý thị trường, hải quan và các đơn vị liên quan ở các cấp để kiểm tra, thanh tra và xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm trong lĩnh vực này, đảm bảo ổn định thị trường.

Bài liên quan
Bộ Y tế lên tiếng về phương pháp định giá khám, chữa bệnh theo Thông tư 21
Theo Thông tư 21, các cơ sở khám, chữa bệnh xây dựng hồ sơ phương án giá theo phương pháp chi phí giữ nguyên cơ cấu giá và định mức đã ban hành, chỉ điều chỉnh yếu tố mức lương cơ sở từ 1,8 triệu đồng lên 2,34 triệu đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
38 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Bộ Y tế sẽ đưa kit xét nghiệm COVID-19 vào mặt hàng bình ổn giá