UBND TP.HCM vừa có văn bản đề nghị ba tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An khẩn trương phối hợp triển khai dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM.

TP.HCM đề nghị Đồng Nai, Bình Dương, Long An đẩy nhanh thủ tục làm đường Vành đai 3

Tú Viên | 23/02/2022, 12:49

UBND TP.HCM vừa có văn bản đề nghị ba tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An khẩn trương phối hợp triển khai dự án Đầu tư xây dựng đường Vành đai 3 TP.HCM.

Để đảm bảo tiến độ trình Thường trực Chính phủ về dự án này trong tháng 2.2022 nên UBND TP đề nghị các tỉnh Đồng Nai, Bình Dương, Long An khẩn trương thực hiện các đầu việc. 

Các đầu việc gồm  rà soát, cung cấp thông tin liên quan đến các khu đất, vùng phụ cận dự kiến thu hồi dọc theo tuyến đường Vành đai 3 khi triển khai, hoàn thành như vị trí, diện tích đất được phân loại, giá trị tạm tính từng khu đất, xác định tổng dự toán kinh phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư.

UBND TP cũng đề nghị các tỉnh rà soát quỹ đất và xác định nhu cầu sử dụng đất cho dự án để bổ sung vào quy hoạch sử dụng đất cấp tỉnh giai đoạn 2021-2030, kế hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021 - 2025.

Về phần mình, UBND TP cũng giao Ban Quản lý dự án Đầu tư xây dựng các công trình giao thông TP khẩn trương phối hợp với đơn vị tư vấn hoàn thiện hồ sơ Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi dự án; phối hợp với Sở Tài nguyên và Môi trường TP chuẩn bị các nội dung liên quan đến việc khai thác quỹ đất dọc dự án làm tài liệu phục vụ quá trình thẩm định của Hội đồng thẩm định Nhà nước thẩm định Báo cáo Nghiên cứu tiền khả thi dự án.

Tuần trước, UBND TP.HCM cũngcó văn bản gửi Thủ tướng Chính phủ cùng Bộ Kế hoạch và Đầu tư đề cập về vốn ngân sách thành phố và 3 tỉnh lân cận thực hiện dự án đầu tư xây dựng tuyến Vành đai 3.

Ngân sách Trung ương dự kiến bố trí gần 40.000 tỉ đồng để hỗ trợ 50% vốn đầu tư các dự án thành phần trên địa bàn TP.HCM, Bình Dương, Đồng Nai; 100% đoạn qua tỉnh Long An. Phần ngân sách địa phương bố trí cho các đoạn đi qua địa bàn, TP.HCM sẽ chi hơn 24.380 tỉ đồng, Đồng Nai khoảng 1.624 tỉ đồng và Bình Dương hơn 9.700 tỉ đồng. Thời gian thực hiện, nhu cầu vốn bố trí cho dự án theo từng năm đã được dự tính.

TP.HCM và các địa phương có vành đai đi qua kiến nghị Thủ tướng đồng ý trình Quốc hội cơ chế cho phép các địa phương rà soát lại kế hoạch đầu tư công trung hạn 2021 - 2025 của các địa phương, ưu tiên vốn để bố trí cho dự án đường vành đai 3.

Đồng thời, chấp thuận việc tăng tổng mức vốn trung hạn trong kế hoạch đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 của các địa phương từ các nguồn vốn có thể huy động thêm trong giai đoạn này và phần dự kiến tăng thu từ các nguồn đấu giá quỹ đất dọc tuyến, các nguồn vốn hợp pháp khác khi thực hiện đầu tư dự án.

Được biết, giữa tháng 1.2022, Thủ tướng thống nhất đầu tư công dự án Vành đai 3 TP.HCM nhằm đẩy nhanh tiến độ khép kín tuyến đường; giao UBND TP.HCM (hiện được giao là cơ quan chuẩn bị đầu tư Vành đai 3) báo cáo Chính phủ để trình Quốc hội xem xét, quyết định chủ trương đầu tư. Đồng thời, Chính phủ yêu cầu TP.HCM khẩn trương hoàn thiện dự thảo báo cáo nghiên cứu tiền khả thi dự án này vào đầu tháng 2 để trình Quốc hội tại kỳ họp tháng 5 năm nay.

Vào cuối tháng 1, UBND TP.HCM đã cập nhật tờ trình báo cáo nghiên cứu tiền khả thi, dự án đường Vành đai 3 TP.HCM lên Thủ tướng.

Theo đó, dự án có tổng chiều dài 91,64km, trong đó đoạn Tân Vạn - Nhơn Trạch (qua Bình Dương) dài 15,3km đã được đầu tư 6 làn xe.

Giai đoạn 1 dự án dài hơn 76km, thực hiện 4 làn xe cao tốc, đường song hành hai bên quy mô tối thiểu 2 làn xe. Cũng ở giai đoạn 1, dự án sẽ giải phóng mặt bằng một lần theo quy hoạch để giữ đất nhằm tạo thuận lợi khi đầu tư giai đoạn 2 lên 8 làn xe.

Tổng mức đầu tư 75.777 tỉ đồng, trong đó chi phí bồi thường, hỗ trợ tái định cư 41.872 tỉ đồng.

Về phương án vốn đầu tư, ngân sách trung ương hỗ trợ 50% tổng mức đầu tư các dự án thành phần ở TP.HCM, Đồng Nai, Bình Dương và 100% tổng mức đầu tư dự án thành phần ở Long An.

Về tiến độ, từ năm 2022-2023 chuẩn bị thực hiện đầu tư; quý 4/2023 khởi công dự án. Năm 2025 thi công cơ bản hoàn thành, thông xe toàn tuyến.

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Kênh đào Phù Nam - Techo sẽ làm tăng tình trạng hạn mặn ở ĐBSCL
2 giờ trước Bảo vệ môi trường
Ngày 23.4, tại TP.Cần Thơ, Ủy hội Sông Mê Kông quốc tế (MRCS) tổ chức hội nghị tham vấn về đề xuất dự án kênh đào Phù Nam - Techo (Campuchia) nhằm thông tin về dự án cũng như các phản hồi, hành động của Ủy hội.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM đề nghị Đồng Nai, Bình Dương, Long An đẩy nhanh thủ tục làm đường Vành đai 3