Thông tin trên vừa được UBND tỉnh Cà Mau đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em giai đoạn 2016 – 2020 được tổ chức vào sáng 5.3.2021.

Cà Mau: 3.439 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt

Trần Khải | 05/03/2021, 13:16

Thông tin trên vừa được UBND tỉnh Cà Mau đưa ra tại hội nghị tổng kết công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em giai đoạn 2016 – 2020 được tổ chức vào sáng 5.3.2021.

Trên địa bàn tỉnh Cà Mau hiện có trên 237 nghìn trẻ em. Trong đó, số trẻ em dưới 6 tuổi là trên 111 nghìn trẻ. Đến cuối năm 2020, địa phương có 3.439 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Cụ thể, tỉnh có 416 trẻ em mồ côi hoặc bị bỏ rơi và không nơi nương tựa; 2.612 trẻ em khuyết tật; 49 trẻ nhiễm HIV; có 15 trẻ vi phạm pháp luật; 1 trẻ nghiện ma túy; 299 trẻ bỏ học để kiếm sống khi chưa hoàn thiện chương trình phổ cập giáo dục và 27 trẻ mắc bệnh hiểm nghèo hoặc đang điều trị dài ngày. Hiện địa phương có gần 11 nghìn trẻ có nguy cơ rơi vào điều kiện đặc biệt; 71 trẻ bị tai nạn thương tích...

Đến nay, hệ thống tổ chức, mạng lưới cộng tác viên bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh Cà Mau cơ bản đã hoàn thiện. 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn tỉnh đều có cán bộ làm công tác trẻ em. Toàn tỉnh có 949 cộng tác viên làm công tác trẻ em (mỗi ấp, khóm đều có 1 cộng tác viên phụ trách). Đây là một trong những quyết sách quan trọng để xây dựng mạng lưới và tạo điều kiện nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ làm công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trên địa bàn tỉnh.

1onglequanctubndtinhcamauphatbieu05032021.jpg
Ông Lê Quân, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau phát biểu tại hội nghị - Ảnh: Trần Khải

Phát biểu tại hội nghị, ông Lê Quân, Chủ tịch UBND tỉnh Cà Mau cho biết, thời gian qua công tác chăm sóc, bảo vệ trẻ em trên địa bàn tỉnh luôn được sự quan tâm lớn của các cấp, các ngành. Nhìn chung, cán bộ làm công tác trẻ em các cấp đều có phẩm chất đạo đức tốt, nhiệt tình và trách nhiệm trong công tác. Đội ngũ làm công tác trẻ em đã tham mưu cho lãnh đạo các cấp ban hành và tổ chức thực hiện nhiều chương trình, kế hoạch, đề án…để thực hiện các mục tiêu bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hiệu quả.

“Trong thời gian tới các địa phương trên địa bàn cần quan tâm hơn nữa và có nhiều chính sách trong công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Các cấp, các ngành cần tập trung làm tốt công tác trẻ em, nhất là ở tuyến chính quyền cơ sở. Nếu làm tốt công tác này sẽ giải quyết được nhiều vấn đề liên quan đến công tác trẻ em như, xâm hại trẻ em, tai nạn thương tích, đuối nước, bạo lực ở trẻ em.... Đồng thời, tập trung làm tốt công tác giáo dục, hướng nghiệp, kỹ năng lao động việc làm, xây dựng khu vực vui chơi, giải trí đạt chuẩn theo quy định và các chính sách, nguồn lực khác”, ông Quân lưu ý.

Nhận định của UBND tỉnh Cà Mau, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em trong thời gian tới của tỉnh vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức. Nguyên nhân là do tỷ lệ trẻ em có nguy cơ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt còn khá cao. Bên cạnh đó, nguy cơ trẻ em bị tai nạn, thương tích, bị bạo lực, xâm hại vẫn còn cao với tính chất ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng của môi trường mạng…Vì vậy, địa phương rất cần sự vào cuộc của cả hệ thống chính trị nhằm kiểm soát ngăn ngừa, nhất là đối với trẻ em ở vùng sâu, vùng xa, xã đặc biệt khó khăn, vùng bãi ngang ven biển.

2daibieuduhoinghi05032021.jpg
Đại biểu dự hội nghị - Ảnh: Trần Khải

“Trong thời gian tới các cấp, các ngành cần tăng cường hơn nữa công tác tuyên truyền, giáo dục, vận động gia đình, nhà trường, cộng đồng xã hội và trẻ em để thay đổi hành vi và trang bị kỹ năng về bảo vệ trẻ em. Đẩy mạnh phối hợp liên ngành về công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em. Đặc biệt là phòng ngừa, ngăn chặn hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em, tai nạn đuối nước. Duy trì và nhân rộng mô hình ngôi nhà an toàn, cộng đồng an toàn, phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ em, diễn đàn trẻ em…, phát huy vai trò của trẻ em trong thực hiện quyền, bổn phận của mình. Thúc đẩy thực hiện quyền tham gia của trẻ vào các vấn đề trẻ em”, đại diện UBND tỉnh Cà Mau nhấn mạnh.

Bài liên quan
Chùm ảnh: Cận cảnh khô hạn ở vùng ngọt Cà Mau
Do tác động của biến đổi khí hậu, nhiều địa phương trên địa bàn tỉnh Cà Mau chịu nhiều ảnh hưởng do hạn hán như thiếu nước sinh hoạt, sản xuất, sụt lún đất... làm thiệt hại hàng chục tỉ đồng.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
ĐBSCL: Nhiều kênh rạch cạn kiệt nước, giao thông thủy gặp khó khăn
5 giờ trước Bảo vệ môi trường
Vào cuối năm 2023, Viện Quy hoạch thủy lợi miền Nam đã dự báo mực nước sông Cửu Long xuống thấp do mưa mùa kết thúc sớm và mùa mưa năm 2024 đến muộn hơn. ĐBSCL không chỉ bị hạn mặn, nắng nóng, thiếu nước canh tác nông nghiệp… mà giao thông đường thủy gặp nhiều khó khăn do mực nước kênh rạch xuống rất thấp.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cà Mau: 3.439 trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt