Ngày 23.3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau đã có văn bản gửi các đơn vị, địa phương có liên quan trên địa bàn để tăng cường công tác giám sát, phòng chống bệnh Marburg.

Cà Mau tăng cường giám sát, phòng chống bệnh Marburg

Sông Lương | 23/03/2023, 10:41

Ngày 23.3, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau đã có văn bản gửi các đơn vị, địa phương có liên quan trên địa bàn để tăng cường công tác giám sát, phòng chống bệnh Marburg.

Theo đó, Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau yêu cầu các cơ sở điều trị và khám bệnh trên địa bàn lấy mẫu phối hợp dự phòng điều tra dịch tễ các trường hợp bệnh nghi do vi rút Marburg gây bệnh.

Các biểu hiện nghi ngờ người mắc bệnh Marburg có các triệu chứng như, sốt cao đột ngột, li bì, kèm theo ít nhất 3 trong các biểu hiện như đau đầu, đau họng, nổi ban, chán ăn, đau bụng, nôn, tiêu chảy, đau yếu cơ, đau khớp, khó nuốt, khó thở, nấc, suy giảm chức năng gan, thận hoặc xuất huyết không rõ nguyên nhân, tử vong không rõ nguyên nhân và có tiền sử đến/ở/về từ vùng dịch (các quốc gia có dịch khu vực châu Phi), người tiếp xúc gần với người bệnh Ebola/Marburg trong vòng 21 ngày kể từ khi xuất hiện triệu chứng đầu tiên.

marburg.jpg
Cà Mau tăng cường giám sát, phòng chống bệnh Marburg - Ảnh: Báo Chính phủ

Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Cà Mau yêu cầu các đơn vị, địa phương có liên quan trên địa bàn thực hiện đầy đủ các biện pháp phòng hộ cá nhân. Đối với nhân viên y tế và người tiếp xúc với các trường hợp nghi ngờ mắc bệnh hoặc mắc bệnh, không để lây nhiễm cho nhân viên y tế cũng như lây lan trong bệnh viện.

Đối với Trung tâm Y tế các huyện, TP.Cà Mau cần phải tham mưu, phối hợp chặt chẽ, giám sát người nhập cảnh, tại cộng đồng, cơ sở y tế để kịp thời phát hiện trường hợp nghi ngờ mắc bệnh để điều tra dịch tễ, lấy mẫu xét nghiệm và xử lý không để bệnh lây lạn ra cộng đồng.

Chủ động tuyên truyền kịp thời về tình hình dịch bệnh, các biện pháp phòng chống để người dân không hoang mang, lo lắng và thực hiện tốt các biện pháp phòng chống dịch; thực hiện khoanh vùng triệt để, đầy đủ các biện pháp phòng chống dịch không để lây nhiễm trong cộng đồng; chủ động xây dựng kế hoạch đáp ứng theo tình huống để sẵn sàng đáp ứng trong tình hình dịch bệnh xảy ra tại địa phương, không bị động; sẵn sàng trang thiết bị, nhân lực, nguồn lực, chuyên môn để triển khai phòng chống dịch.

Bài liên quan
Cà Mau: Mô hình tôm-rừng đạt chuẩn ASC nhóm
Sáng 21.11, tại xã Tân Ân Tây, huyện Ngọc Hiển (Cà Mau), Công ty TNHH Xã hội tôm chứng nhận Minh Phú phối hợp với chính quyền địa phương tổ chức hội nghị "Tổng kết thực hiện nuôi tôm - rừng", đồng thời làm lễ công bố chứng nhận đạt chuẩn ASC nhóm.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 3: Hiến kế phát triển nghề
Để nghề sản xuất muối vượt qua khó khăn, làm tiền đề để nâng cao đời sống và có nhiều hơn những hộ khá giàu, bà con diêm dân đã mạnh dạn hiến kế để chính quyền địa phương xem xét, lựa chọn kế sách phù hợp, từng bước đưa nghề muối ở Bạc Liêu phát triển bền vững, diêm dân sống được với nghề vốn được xem là truyền thống.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cà Mau tăng cường giám sát, phòng chống bệnh Marburg