Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra rằng các chất tạo ngọt thay thế đường nổi tiếng có thể gây tử vong cho một loài kiến Solenopsis invicta xâm lấn nguy hiểm, còn được gọi là "kiến lửa đỏ xâm lấn"
Các nhà khoa học Trung Quốc đã phát hiện ra rằng các chất tạo ngọt thay thế đường nổi tiếng (aspartame, saccharin, erythritol) có thể gây tử vong cho một loài kiến Solenopsis invicta xâm lấn nguy hiểm, còn được gọi là "kiến lửa đỏ xâm lấn».
Quê hương của chúng là các cánh rừng Nam Mỹ, nhưng nó đã lan rộng sang miền Nam nước Mỹ, các đảo West Indies, miền Nam Trung Quốc và đảo Đài Loan, Philippines và đã xuất hiện ở Ấn Độ và Úc. Solenopsin có trong nọc độc của những con kiến đó, tác động mạnh mẽ đến da người nếu bị đốt, gây ra một cảm giác tương tự như bỏng, vì vậy được gọi là kiến lửa. Không hiếm những trường hợp kiến lửa đốt gây phản ứng dị ứng nghiêm trọng.
Nghiên cứu cho thấy rằng trong số quần thể kiến lửa được cho ăn chất thay thế đường, tỷ lệ tử vong cao hơn so với nhóm đối chứng 80%.Trong trường hợp này, erythritol và các chất tạo ngọt khác là chất độc tác dụng chậm, vì vậy, một khi kiến thử chén chất tạo ngọt chúng đã kịp có thời gian để chuyển một phần của thức ăn nguy hiểm cho đồng loại của chúng trong quá trình trao đổi thức ăn bình thường (trophallaxis). Điều này làm cho chất ngọt liệu hiệu quả để tạo bẫy diệt kiến lửa.
Các nhà khoa học có kế hoạch thí nghiệm tiếp để xác định chính xác hơn nồng độ erythritol, saccharin và aspartame độc để bẫy kiến cho phép chúng trở về tổ và chuyển chuỗi thức ăn độc cho cả đàn. Các tác giả cũng sẽ nghiên cứu để mồi bẫy kiến có hiệu quả trong điều kiện tự nhiên chứ không chỉ trong phòng thí nghiệm.
Họ đã công bố các kết quả nghiên cứu của mình trên tạp chí Economic Entomology.
Vũ Trung Hương