Chúng ta đều biết rằng các protein của tóc rất bền và tồn tại trong môi trường tự nhiên lâu hơn rất nhiều so với các mẫu ADN. Và các nhà khoa học Mỹ đã thành công trong việc chứng minh rằng protein tóc rất độc đáo và có thể trở thành công cụ hữu hiệu để nhận dạng cá nhân trong điều tra hình sự và trong khảo cổ.

Các chuyên gia hình sự tìm ra cách nhận dạng người qua tóc

Vũ Trung Hương | 10/09/2016, 14:27

Chúng ta đều biết rằng các protein của tóc rất bền và tồn tại trong môi trường tự nhiên lâu hơn rất nhiều so với các mẫu ADN. Và các nhà khoa học Mỹ đã thành công trong việc chứng minh rằng protein tóc rất độc đáo và có thể trở thành công cụ hữu hiệu để nhận dạng cá nhân trong điều tra hình sự và trong khảo cổ.

Bài viết công bố trên tạp chí khoa học PLOS One cho biết một nhóm nhà nghiên cứu Mỹ do Glendom Parker lãnh đạo ở Trung tâm tội phạm học thuộc Phòng thí nghiệm quốc gia Livermore đã đề xuất phương pháp nhận dạng người theo các protein hình thành cơ cấu tóc người.

Nhận dạng cá nhân theo các mẫu sinh học hầu như luôn luôn đòi hỏi phân tích đa hình thái ADN.Tuy nhiên, do có nước hoặc ở trong nhiệt, ADN có thể nhanh chóng phân hủyvà không phù hợp để sử dụng. Mặt khác, về mặt hóa học, nhiều protein ổn định hơn axit nucleic,có thể được lưu giữ được lâu và sự đa dạng di truyền được phản ánh trong cơ cấu ban đầu của protein, tức trong chuỗi axit amin. Mỗi sợi tóc là một thể phức tạp gồm cả những tế bào chết và tế bào sống, các phân tử sắc tố và protein - trước hết là alpha-keratin. Nhờ cấu tạo đặc biệt, tóc được lưu giữ lâu trong những điều kiện tự nhiên, làm cho tóc trở thành một công cụ độc đáo để nhận dạng cá nhân. Hiện tại chỉ còn phải chứng minh những khác biệt trong cơ cấu ban đầu của các protein trong lõi tóc là đủ để nhận dạng chính xác.

Để kiểm tra giả thuyết trên, Parker và các cộng sự đã nghiên cứu các mẫu sinh học thu được ở 76 người ở châu Âu và Bắc Mỹ, đồng thời lấy mẫu tóc của những người tình nguyện tham gia thí nghiệm và phân tích ADNcủa họ bằng nhiều phương pháp hiện đại khác nhau.

Tổng cộng, các nhà khoa học đã phân loại được 89 biến thể của chuỗi axit amin có mối tương quan với các biến thể mononucleotide tương ứng trong 33 gen. Sự đa dạng này đã đủ để so sánh chúng với các cá nhân những người tình nguyện tham gia thí nghiệm. Theo các tác giả của công trình nghiên cứu, phương pháp này cũng đã được chứng minh hiệu quả trên các mẫu tóc thu được từ hài cốttìm thấy trong các cuộc khai quật ở London (các năm 1750-1850) và tại nghĩa địa ở Kent (các năm 1821-1853). Giám định các mẫu protein thu được từ tóc chứng tỏ phương pháp trên cũng thích hợp trong nghiên cứu khảo cổ.

Gần đây đãxuất hiện nhiều phương pháp nhận dạng mới có thể ứng dụng trong ngành an ninh và tội phạm học. Ngoài phương pháp xác định dấu vân tay hay xét nghiệm ADN thì tháng trước, các nhà khoa học Thụy Điển và Bồ Đào Nha đãđề xuất phương pháp truy tìm tội phạm hình sự theo mùi cơ thể. Thậm chí các nhà khoa học Mỹ còn tính đến cả phương pháp nhận dạng chính xác ngườibằng chụp điện não đồ - xác định hoạt tính của các vùng khác nhau trong đại não.

Vũ Trung Hương
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
3 phút trước Nhịp đập khoa học
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Các chuyên gia hình sự tìm ra cách nhận dạng người qua tóc