Dạy trẻ kỹ năng phòng tránh xâm hại là cách tốt nhất giúp các bé hiểu rõ các hành vi xâm hại tình dục và biết cách bảo vệ bản thân.

Cách dạy trẻ kỹ năng tránh bị xâm hại

Thùy Vân | 18/03/2019, 08:21

Dạy trẻ kỹ năng phòng tránh xâm hại là cách tốt nhất giúp các bé hiểu rõ các hành vi xâm hại tình dục và biết cách bảo vệ bản thân.

Theo Vụ Bà mẹ và trẻ em thuộc Bộ Y tế, việc xây dựng những kỹ năng phòng tránh xâm hại cho trẻ em phải làm ngay từ khi trẻ còn nhỏ. Hãy trang bị cho con những kỹ năng cần thiết sau đây.

Dạy trẻ về giới tính và các vùng nhạy cảm

Kỹ năng đầu tiên mà bạn nên dạy cho trẻ là kiến thức về giới tính và các vùng nhạy cảm trên cơ thể. Nhiều trường hợp các bé bị xâm hại mà không thể tự nhận biết được sự nghiêm trọng của vấn đề do còn quá non nớt và thiếu hiểu biết. Cha mẹ cần dạy cho trẻ nhận biết rằng các vùng nhạy cảm trên cơ thể chỉ là của riêng các bé và dạy cho trẻ biết cách bảo vệ cơ thể trước sự động chạm của người khác nếu trẻ không thích.

Dạy trẻ ghi nhớ quy tắc 5 ngón tay

- Ngón cái- gần mình nhất - tượng trưng cho những người thân ruột thịt trong gia đình như ông bà, bố mẹ, anh chị em ruột. Bé có thể ôm hôn những người này hoặc đồng ý đề các thành viên trong nhà ôm hôn, thể hiện tình yêu thương, tắm rửa khi bé còn nhỏ. Nhưng khi đã lớn, bé sẽ tự tắm và thay quần áo trong phòng kín.

- Ngón trỏ- tượng trưng cho thầy cô, bạn bè ở trường lớp hoặc họ hàng của gia đình. Những người này có thể nắm tay, khoác vai hoặc chơi đùa. Song chỉ dừng lại ở đó. Còn nếu ai chạm vào “vùng đồ bơi”, bé sẽ hét to và gọi mẹ.

- Ngón giữa- người quen biết nhưng ít khi gặp như hàng xóm, bạn bè của cha mẹ. Những người này, bé chỉ nên bắt tay, cười và chào hỏi.

- Ngón áp út - người quen của gia đình mà bé mới gặp lần đầu. Với những người này, bé chỉ nên dừng lại ở mức vẫy tay chào.

- Ngón út- ngón tay xa bé nhất - thể hiện cho những người hoàn toàn xa lạ hoặc người có cử chỉ thân mật, khiến bé thấy lo sợ, bất an. Với những người này, bé hoàn toàn có thể bỏ chạy, hét to để thông báo với mọi người xung quanh.

Không cho người khác chạm vào vùng nhạy cảm

Các bậc phụ huynh nên dạy cho trẻ cách bảo vệ cơ thể, không cho bất kỳ ai chạm vào vùng nhạy cảm hay có những hành động ôm ấp, vuốt ve nếu trẻ không thích. Vùng nhạy cảm là của riêng bé, kể cả bố mẹ cũng không được chạm vào nếu không có sự đồng ý của trẻ. Hãy dạy cho bé cách từ chối và phản ứng lại nếu có người cố tình động chạm vào cơ thể khiến trẻ thấy khó chịu.

Tránh xa người lạ mặt

Dạy cho trẻ cách tránh xa người lạ mặt, không bắt chuyện hay làm quen với bất kỳ ai mà bé gặp trên đường nếu không có sự đồng ý của cha mẹ. Đồng thời, cha mẹ nên cảnh báo cho trẻ những nguy hiểm có thể gặp phải khi bé đi chơi một mình với người lạ mặt hoặc đi đến những nơi vắng vẻ, những nơi tối tăm, kín đáo.

Tuyệt đối không cho người lạ mặt vào nhà

Khi trẻ ở nhà một mình, cần dạy trẻ lưu ý an toàn và tuyệt đối không được cho bất kỳ người lạ mặt nào vào nhà. Cũng nên chú ý không cho trẻ đi chơi một mình dù chỉ là sang nhà hàng xóm hay đến nhà người quen mà không có sự theo dõi của bố mẹ.

Dạy bé về sự khác biệt giữa giới tính nam và nữ

Bố mẹ hãy dạy trẻ trai không được đi chung nhà vệ sinh với trẻ gái. Bên cạnh đó, hãy luôn chủ động và thoải mái trả lời những câu hỏi thắc mắc về giới tính của trẻ, tránh giấu giếm, trốn tránh để trẻ hoang mang về những thông tin quá sức hiểu biết của chúng.

Nên báo sớm với bố mẹ về những bất thường

Trẻ bị xâm hại thường sợ hãi không dám kể chuyện đã xảy ra vì sợ gặp rắc rối. Thế nên đây chính là điểm yếu mà tội phạm nắm được để uy hiếp và lạm dụng trẻ dễ dàng. Để tránh việc trẻ bị xâm hại, các bà mẹ nên động viên trẻ hãy sớm chia sẻ với bố mẹ những điều bất thường trong cơ thể.

Dạy trẻ cách chạy thật nhanh hoặc nhờ sự giúp đỡ của người khác

Để đề phòng trường hợp không may trẻ bị tấn công, bạn nên đưa ra các giả thiết và hướng dẫn trẻ cách chạy trốn. Bạn có thể dạy trẻ tìm cơ hội lúc kẻ xấu sơ hở để chạy thật nhanh hoặc la hét thật lớn cầu cứu người xung quanh.

Nên chú ý rằng do sự chênh lệch về sức khỏe nên mọi sự phản kháng của trẻ gần như không đem lại kết quả, thậm chí còn khiến kẻ xấu sử dụng những biện pháp bạo lực hơn. Vì vậy chỉ có thể dùng sự thông minh và những kỹ năng mới có thể giúp trẻ thoát thân an toàn.

Ngoài ra, bạn cũng nên dạy cho trẻ ghi nhớ số điện thoại của cha mẹ, số điện thoại khẩn cấp để trẻ có thể sử dụng trong trường hợp khẩn cấp.

Báo ngay cho cha mẹ khi trẻ bị đe dọa hoặc không thích bất kỳ người nào

Cần dạy cho trẻ rằng các bé không cần sợ hãi hay lo lắng khi có bất kỳ kẻ nào đe dọa hoặc làm tổn thương đến trẻ. Trong trường hợp có kẻ xấu đe dọatrẻ phải giữ bí mật thì trẻ nên thông báo cho cha mẹ và người thân biết.

Ngoài ra, khi các bé không thích tiếp xúc với bất kỳ người nào, bé cũng nên chia sẻ cho cha mẹ biết và tránh xa những người mà bé không thích hay có những hành vi đụng chạm.

An Hoa (t/h)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Chiến dịch Hồ Chí Minh - Đỉnh cao thắng lợi của cách mạng Việt Nam
một giờ trước Sự kiện
Gần nửa thế kỷ đã trôi qua nhưng Chiến dịch Hồ Chí Minh vẫn mãi là mốc son chói lọi trong lịch sử dân tộc Việt Nam, để lại nhiều kinh nghiệm quý báu đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách dạy trẻ kỹ năng tránh bị xâm hại