Đôi khi có một cuộc tranh luận không có nghĩa là hôn nhân của bạn tồi tệ. Tuy nhiên cách ứng xử khi có mâu thuẫn mới chính là điểm mấu chốt mà bạn cần phải quan tâm.
Dưới đây là những lời khuyên trong nghệ thuậtgiải quyết mâu thuẫnvợchồng thông minh nhất.
Ngồi xuống và đối mặt với nhau
Dù bạn đang bực bội hoặc nôn nóng muốn giải quyết chuyện bất đồng nhưng hãy bình tĩnh, ngồi xuống nói chuyện thay vì đứng trước mặt hoặc đi lòng vòng quanh căn phòng.
Hãy nhìn vào mắt người kiakhi trò chuyện. Giao tiếp bằng mắt khiến vợ/chồng cảm nhận được rằng bạn đang rất chân thành, lắng nghe và quan tâm tới những gì họ nói. Nó giúp hai bạn kết nối tích cực với nhau hơn.
Không dùng từ khẳng định quy chụp: “Anh/em luôn luôn”; “Anh/em không bao giờ”
Rõ ràng điều này là không đúng thực tế. Chỉ là trong lúc nóng giận, bạn đang muốn cố gắng quy kết tội cho người kia, làm tăng thêm tình tiết và buộc anh/cô ấyphải thừa nhận cái sai của mình. Cách kết luận thiếu công bằng này sẽ khiến chồng/vợ bạn không phục và không muốn hợp tác tích cực.
Lắng nghe
Sau khi bạn trình bày vấn đề, điều quan trọng sau đó là cần phải học cách lắng nghe. Bạn nên cho chồng/vợcơ hội được chia sẻ ý kiến và quan điểm cá nhân của mình. Trong khi họ nói, bạn nên tập trung lắng nghe. Điều này chẳng những giúp bạn hiểu người kia hơn mà còn thể hiện sự tôn trọng của bạn. Cách hành xử văn minh này sẽ khiến hai bạn không thấy mâu thuẫn trở nên căng thẳng mà cả hai chỉ đang vì một mục tiêu chung để phấn đấu.
Tuyệt đối tránh lôi “người thứ ba” vào cuộc
Mọi sự tranh cãi của các cặp vợ chồng trước hết đều nảy sinh từ bất đồng giữa những người trong cuộc. Vậy nên, đừng bao giờ vì nóng giận mà nói với chồng/vợnhững mẫu câu như:
“Lúc chúng ta mua nhà, bố mẹ anh/em không cho được một đồng”
“Đám bạn nhậu của anh chẳng làm được gì ngoài việc dựa dẫm tiền bạc”….
Những lời nói như thế vô tình biến người đàn ông trở thành kẻ bị động, thiếu chính kiến và dễ bị xúi giục. Một chuyên gia tâm lý học người Anh từng phân tích, việc lôi kéo người khác vào cuộc sẽ càng khiến trận khẩu chiến của hai vợ chồng thêm nghiêm trọng hơn.
Giữ bí mật đối với bố mẹ. Các bậc phụ huynh lớn tuổi tâm lý thì ít, mà ích kỷ thì nhiều. Bất luận nguyên cớ sự việc ra sao, họ cũng luôn đứng về phía con ruột của mình và dành cho con dâu hoặc con rể cái nhìn khắt khe hơn. Dưới sự can thiệp không đúng cách của cha mẹ, cặp đôi trẻ càng thêm xa cách và khó tìm được tiếng nói chung.
Đừng bao giờ từ ''không'' nói thành ''có''
Phụ nữ, nhất là phụ nữ nội trợ hay mất tự tin khi ngày ngày đầu bù tóc rối với việc nhà cửa, con cái; còn đức ông chồng lại ăn mặc chỉnh tề và tiếp xúc với các cô gái trẻ đẹp. Sự tự ti khiến họ buông những lời giận lẫy theo kiểu: “Em có làm gì, anh cũng đâu có thuận mắt!”. Thái độ chỉ trích “từ không nói có” như vậy không phải điều đàn ông muốn được nhận từ người phụ nữ của mình, những câu nói khích lệ, động viên mới là thứ mà họ chờ đợi.
Chiến tranh lạnh là thứ độc dược nguy hiểm
Sau khi cãi nhau với chồng, nhiều phụ nữ đều coi người kianhư kẻ vô hình, không trò chuyện, không nhắn tin, không nghe điện thoại. Kỳ thực chiến tranh lạnh trong hôn nhân giống như một ván bạc tâm lý, đôi bên đều chờ đợi người kia mềm lòng xuống nước trước. Tuy nhiên, cái giá phải trả cho lựa chọn này chát hơn bạn tưởng. Sự cố chấp và lòng tự tôn không giúp các cô gái hả giận, mà chỉ làm tình cảm của họ và nửa còn lại thêm rời rạc.
Các chuyên gia khuyên bạn không nên để tình trạng này kéo dài vì đó không phải là cách hữu hiệu nhất để trừng phạt ai cả, ngược lại còn khiến cho bản thân bạn cảm thấy mệt mỏi, không khí gia đình nặng nề, khó chịu và để lâu còn ảnh hưởng không tốt đến tình cảm vợ chồng.
Hà Vy (T/H)