Đọc sách nâng cao khả năng ngôn ngữ của trẻ, phát triển kỹ năng giao tiếp và cảm xúc, tăng kiến thức về xã hội cho trẻ. Nhưng làm sao để trẻ mới biết đọc, trẻ không thích đọc sách, tìm thấy niềm vui từ đọc sách, nhất là khi các chương trình giải trí tivi, trò chơi điện tử ngày càng nhiều như hiện nay.

Cách giúp con bạn yêu thích đọc sách

CTV Thùy Như, 0918138508, VCB 0441000613273 | 19/09/2019, 07:41

Đọc sách nâng cao khả năng ngôn ngữ của trẻ, phát triển kỹ năng giao tiếp và cảm xúc, tăng kiến thức về xã hội cho trẻ. Nhưng làm sao để trẻ mới biết đọc, trẻ không thích đọc sách, tìm thấy niềm vui từ đọc sách, nhất là khi các chương trình giải trí tivi, trò chơi điện tử ngày càng nhiều như hiện nay.

Khi cha mẹ yêu thích đọc sách

Hầu hết trẻ nhỏ đều thích nghe kể chuyện. Những câu chuyện khơi dậy trí tưởng tượng, thúc đẩy đam mê học hỏi ở trẻ. Từ sách, trẻ học được cách dùng từ, xưng hô và ứng xử. Ở trường, thầy cô giáo dạy trẻ học đọc nhưng chỉ có cha mẹ mới có thể giúp con trẻ yêu thích đọc sách một cách tự nhiên nhất.

Không điều gì tác động đến trẻ bằng cha mẹ, khi họ cũng yêu thích đọc sách. Trong khi đó, một số gia đình không có thói quen đọc sách, nên không khuyến khích con cái đọc sách. Do chẳng mấy khi thấy cha mẹ đọc sách báo, chỉ xem tivi, nên trẻ dễ ảnh hưởng bởi thói quen này. Ở trẻ lớn, hãy tìmloại sách cả bạn và trẻ đều quan tâm, để cùng đọc và trao đổi nội dung của sách. Cách này là nền tảng cơ sở của yêu thích đọc sách.

Thói quen đọc sách của cha mẹ sẽ lan tỏa cho con trẻ - Ảnh: minh họa

Cùng đọc sách với trẻ

Trẻ sẽ thích đọc sách nếu bạn thường đọc sách cùng trẻ hoặc đọc cho trẻ nghe. Khi đọc sách, hãy nói với trẻ thời gian, địa điểm của các nhân vật của câu chuyện trong sách, giúp trẻ nhận thức được đọc sách là cách giải trí rất bổ ích. Nhiều phụ huynh thường không đọc sách cùng trẻ, khi trẻ đã biết tự đọc. Thế nhưng, thay vì bỏ thói quen đó, hãy cùng trẻ tiếp tục đọc những câu chuyện mới khác. Bởi trẻ có xu hướng thích nghe nhiều lần một câu chuyện, nên đừng từ chối trẻ. Hãy tỏ ra hứng thú với trẻ dù đã đọc câu chuyện đến chục lần.

Tạo điều kiện cho trẻ tiếp cận với sách

Hãy để sách hòa nhập cuộc sống hàng ngày của gia đình, bằng cách để sách trong phòng tắm, ở bàn cạnh giường ngủ, phòng khách hay túi xách. Nếu trẻ đủ tuổi, hãy làm thẻ thư viện cho trẻ, để hằng tuần hay ít nhất hai tuần một lần đưa trẻ đến thư viện để đọc sách. Để trẻ ham thích đọc sách hơn, hãy đưa trẻ đến các tiệm sách cũ để xem hay mua sách. Cách này giúp trẻ có điều kiện gặp gỡ những người yêu thích sách, sẽ rất có lợi cho trẻ.

Với sách tiếng nước ngoài, do trẻ chưa hiểu biết xã hội, nhận thức được nhiều, bạn hãy chọn sách có nội dung gần gũi, thiết thực trong đời sống hằng ngày, phù hợp tâm lý của trẻ, để có thể vừa học vừa chơi. Nhờ đó mà thú vui đọc sách và vốn liếng ngoại ngữ của trẻ phát triển hơn.

Cho trẻ đến thư viện là cách giúp trẻ tiếp cận với sách, tăng niềm yêu thích đọc sách- Ảnh: minh họa

Chú ý ngữ điệu khi đọc sách

Khi đọc sách cho trẻ, hãy đọc to, rõ, tốc độ vừa phải. Cố gắng chú ý ngữ điệu tùy từng nhân vật, giúp tăng phần thú vị của câu chuyện như tông giọng run rẩy khi nhân vật sợ hãi, tông giọng giận dữ khi nhân vật giận dữ. Có thể đọc lại câu chuyện, nếu trẻ vẫn thích nghe, hoặc để trẻ tự đọc. Sau đó, cùng trẻ thảo luận câu chuyện bằng cách đặt những câu hỏi, dự đoán những diễn biến tiếp theo của câu chuyện.

Giúp trẻ chọn sách

Hãy để trẻ tự chọn loại sách trẻ thích đọc, cho dù trẻ chỉ thích truyện tranh. Tuy vậy, hãy đặt điều kiện với trẻ, là chỉ đọc truyện tranh trong một giờ đồng hồ, giờ tiếp theo là loại sách bổ ích khác. Nếu quá khắt khe việc chọn nội dung của sách, trẻ có thể thấy đọc sách là một nghĩa vụ nặng nề với chúng. Bởi mục đích của bạn là làm trẻ yêu thích đọc sách, xem đọc sách là thú vui, sự say mê.

Tuy nhiên, thật nguy hiểm khi trẻ đọc những loại sách có nội dung không phù hợp với chúng. Thay vào đó, hãy lập một tủ sách gồm những sách có chọn lọc, đồng thời kín đáo kiểm soát việc đọc sách của trẻ, chấn chỉnh những suy nghĩ chưa đúng, lệch lạc của trẻ. Hãy nắm bắt tâm sinh lý của trẻ để chọn loại sách báo phù hợp từng độ tuổi của trẻ. Loại giải đáp thắc mắc tâm lý rất cần thiết với trẻ mới lớn, nhưng khi đọc, cần có sự hướng dẫn của cha mẹ.

Tú Uyên
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
4 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách giúp con bạn yêu thích đọc sách