Dưa hành, kiệu có vị chua chua, giòn giòn chắc chắn sẽ là món ăn kèm chống ngán rất tuyệt cho dịp Tết.

Cách làm dưa hành, kiệu ngọt giòn ngày Tết

Thùy Vân | 21/01/2018, 10:33

Dưa hành, kiệu có vị chua chua, giòn giòn chắc chắn sẽ là món ăn kèm chống ngán rất tuyệt cho dịp Tết.

          

Cách muối dưa hành, dưa kiệu đơn giản, nhưng thật sự cầu kỳ và đòi hỏi sự khéo léo. Nếu các bà nội trợ không chú ý rất có thể sẽ bị hỏng mẻ dưa đang muối.

Dưới đây là một số cách muối dưa hành, kiệu để các bà nội trợ tham khảo. Đảm bảo nếu tuân thủ đủ các bước sau, sẽ thành công trong việc chuẩn bị dưa hành cho ngày lễ Tết.

Cách làm dưa kiệu

Nguyên liệu:

- 1 kg kiệu
- 2 muỗng canh muối hột
- 1 muỗng cà phê phèn chua
- Giấm trắng
- 350g đường

Cách làm:

Bước 1: Ngâm kiệu trong nước pha muối hột 12 giờ (mình thường ngâm buổi tối đến sáng). Xả nhiều lần.

Bước 2: Pha nước phèn chua ngâm kiệu đã xả, đem thau kiệu phơi 1 nắng. Xả nhiều lần. Trải kiệu ra mặt khay hay rổ, phơi một nắng cho ráo.

Bước 3: Cắt rễ, ngọn, lột vỏ (còn khoảng 800g). Rửa qua nước cho sạch bụi, để ráo.

Bước 4: Chuẩn bị một chén giấm cho vài củ kiệu vào rửa kiệu qua giấm, vớt ra. Làm lần lượt cho hết kiệu. Cho kiệu vào âu lớn, ướp một lớp đường, một lớp kiệu, lại một lớp đường, một lớp kiệu cho đến hết, đậy lại, thỉnh thoảng đảo đều, đợi kiệu ra nước, tự lên men. Khoảng 2 ngày sau kiệu bắt đầu có nước và đường tan hết.

Bước 5: Lúc này sắp kiệu vào lọ thủy tinh có nắp đậy cho đẹp. Chừng hơn 2 tuần là dưa kiệu chua vừa ăn. Cách này lâu ăn được nhưng bù lại để được lâu hơn cách ngâm giấm. Nếu muốn nhanh ăn được (nhưng không để lâu được bằng cách ướp đường): nấu 250g đường với 600 ml giấm, để thật nguội cho vào lọ kiệu. Chừng 7-10 ngày là ăn được (tùy độ chua của nước giấm đường).

Tùy độ chua của giấm mà gia giảm đường.

Muối dưa hành

Nguyên liệu:

Tùy số người trong gia đình mà bạn chọn lượng hành muối nhiều hay ít. 

- 1 kg hành củ (Chọn hành tía là ngon nhất hoặc hành trắng, củ đều thì sẽ ngọt, giòn)

- Đường, muối, gừng, ớt.

Cách làm:

- Ngay sau khi mua hành về, bạn ngâm hành vào nước gạo trong khoảng vài tiếng đến vài ngày cho phai bớt vị hăng. Đây cũng là cách giúp bụi ra bớt, lớp vỏ bên ngoài tự bong, khi rửa đất bám gốc hành cũng ra bớt.

- Sau đó, vớt hành ra, bóc lớp vỏ khô bên ngoài, cắt bớt rễ, để lại gốc hành để tránh bị nhũn, ủng. Để hành khô ráo nước.

- Cho hành vào lọ thủy tinh cùng khoảng 200g muối, xóc đều và để trong khoảng 2-3 ngày. Chú ý: Thỉnh thoảng xóc đều lọ để hành ra bớt nước đen.

- Sau đó, đổ hành ra rổ, để ráo nước. Lúc này phần nước đen đã ráo hết, khi muối hành nước sẽ trong và thơm.

- Gừng rửa sạch, cạo vỏ, đập dập. Ớt bỏ hạt cắt lát.

- Pha đường với nước ấm cùng chút muối rồi đổ vào lọ, nếm thử cho vừa độ mặn ngọt. Tiếp tục đổ hành và gừng, ớt vào đảo đều. Chú ý: Lượng nước phải ngập hành.

Đậy kín lọ, để trong khoảng 7-10 ngày là bạn đã có thể lấy hành ra để cùng cả nhà thưởng thức được. Vị cay cay, thanh thanh của hành sẽ khiến cả gia đình cảm nhận được hương vị Tết đậm đà.

Sam An (T/H)

   
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
3 giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cách làm dưa hành, kiệu ngọt giòn ngày Tết