Phần lớn người Mỹ gốc Nhật (31%) và gốc Việt (29%) phải chịu gánh nặng chi phí thuê nhà rất lớn. Họ dành khoảng 50% hoặc hơn trong thu nhập cho chi phí nhà ở. Tạp chí Atlantic đã ghi nhận như trên để cho thấy dân châu Á vẫn chưa có vị thế trong xã hội Mỹ.

Cám cảnh người Việt và người châu Á ở Mỹ!

Gia Khang | 11/10/2016, 17:30

Phần lớn người Mỹ gốc Nhật (31%) và gốc Việt (29%) phải chịu gánh nặng chi phí thuê nhà rất lớn. Họ dành khoảng 50% hoặc hơn trong thu nhập cho chi phí nhà ở. Tạp chí Atlantic đã ghi nhận như trên để cho thấy dân châu Á vẫn chưa có vị thế trong xã hội Mỹ.

Ngày 28.2 (giờ địa phương), nam diễn viên hài Chris Rock là người dẫn chương trình tại lễ trao giải Oscar đã mời lên sân khấu ba trẻ em người châu Á. Rock đã bông đùa về khả năng tính toán của các em để chọc cười khán giả.

Sau đó, nhiều nghệ sĩ người Mỹ gốc Á nổi tiếng đã lên án trò đùa này là “hành động xúc phạm và hết sức tẻ nhạt”. Viện Hàn lâm phải gửi lời xin lỗi đến khán giả nhưng nói lấp lửng rằng “lấy làm tiếc về bất kỳ phần nào trong chương trình phát sóng lễ trao giải Oscar có mang tính chất xúc phạm”.Rõ ràng tại lễ trao giải Oscar, không có sự xúc phạm nào khác ngoài trò đùa của Rock về người gốc Á.

Điều này không chỉ tố cáo nạn phân biệt người gốc Á đang diễn ra trong giới Hollywood. Trò đùa về khả năng toán học của người gốc Á vốn luôn bị xem thường đã phần nào giúp chúng ta hiểu rõ hơn về thái độ phân biệt mà người châu Áở Mỹ đang phải chịu đựng, trong đó không chỉcó người gốc Việt mà cả người gốc Hàn, người gốcThái...

Ông Jose Antonio Vargas, giám đốc điều hành tổ chức Define American (tổ chức truyền thông và văn hóa phi lợi nhuận với mục tiêu vượt qua rào cản chính trị để thay đổi cách nghĩ của người Mỹ về người nhập cư), nhận xét: “Cách mà các phương tiện truyền thông chính thống khắc họa người châu Á như một bộ phận thiểu số đã đẩy họ rời xa cộng đồng về mặt xã hội và kinh tế”.

Tỉ lệ bỏ học ở trung học cao nhất là người dân đến từ các nước Đông Nam Á, đặc biệt là người Việt.

Gần 1/4 người Mỹ gốc Việt không có bảo hiểm y tế

Rất ít nhà chính trị và nhà phân tích nhận ra những khoảng cách đang tồn tại trong chính các nhóm người châu Á. Một số người châu Á đủ sức trang trải cho cuộc sống của họ trong khi số khác thì không.

Người châu Á ở bang Arizona là ví dụ điển hình cho điều này. Người Mỹ gốc Thái Lan là một trong những bộ phận dân cư có thu nhập đầu người thấp nhất ở Mỹ (18.774 USD/người).Phần lớn người Mỹ gốc Nhật (31%) và gốc Việt (29%) phải chịu gánh nặng chi phí thuê nhà rất lớn. Họ dành khoảng 50% hoặc hơn trong thu nhập cho chi phí nhà ở. Tỉ lệ này cao hơn rất nhiều lần so với các nhóm dân số khác.Gần 1/4 (24%) người Mỹ gốc Việt và 1/5 (20%) người Mỹ gốc Hàn không có bảo hiểm y tế.

Bà Eunsook Lee, giám đốc Quỹ Phát triển dân quyền châu Á - Thái Bình Dương của Mỹgiải thích: “Bộ phận cao nhất không có bảo hiểm ở Mỹ là người gốc Hàn. Tỉ lệ bỏ học ở trung học cao nhất là người dân đến từ các nước Đông Nam Á, đặc biệt là người Việt”.

Bà Eunsook Lee nhận xét: “Hầu hết người Mỹ không nhận ra điều này bởi chúng ta thường gộp chung họ với nhau. Chúng ta không thể thấy được đau khổ và khó khăn của họ”.

Người châu Á vẫn bị phân biệt đối xử

Các cuộc khảo sát các nhóm thiểu số, phân tích dữ liệu như trên để tìm ra chân dung thực sự về người châu Á ở Mỹ không phải lúc nào cũng thực hiện được. Tuy nhiên, bà Lee đã đưa ra lời giải thích khác về lý do tại sao hầu hết người Mỹ hiện nay vẫn không thấy được thái độ phân biệt mà người châu Á đang phải chịu.Đó là do từ trước đến nay họ thiết lập “nhóm thiểu số kiểu mẫu”, tức các nhóm người thiểu số đạt nhiều thành công trong kinh tế và xã hội.

Có thể nói, chính những người châu Á có quyền lực là lý do khiến định kiến rập khuôn này vẫn còn tồn tại.Điều này đã bị những kẻ phủ nhận sự tồn tại của hành vi phân biệt chủng tộc lợi dụng và công kích người châu Á. Họ đã sử dụng điều này như một lập luận rằng tại sao những nhóm thiểu số khác lại không thể thành công như vậy.

Tiệm bánh của người Việt tại San Francisco - Ảnh: SRGate

Bà Lee đề nghị người Mỹ gốc châu Á cần nhìn nhận các thử thách mà họ đang phải đối mặt cũng như tạo liên kết với các cộng đồng khác.

Ông Jose Antonio Vargas cũng đưa ra nhận định tương tự: “Sự liên kết đang diễn ra trong cộng đồng các thanh thiếu niên châu Á, Latinh và da màu. Họ đang thử xem sự đoàn kết có ý nghĩa gì và có thể đem lại những gì”.

Tuy nhiên, đây là một đề xuất khó thực hiện. Tại một số lĩnh vực quan trọng mà người châu Á đang đấu tranh cùng với các cộng đồng thiểu số khác, người châu Á dường như vẫn chưa được chú ý.

Người nhập cư châu Á không biết tận dụng cơ hội

Vấn đề tranh luận nổi bật và gây tranh cãi nhất trong cuộc bầu cử tổng thống Mỹ lần này đó là chính sách nhập cư.Hầu hết người Mỹ không nhận ra rằng số người nhập cư không giấy tờ tăng nhanh nhất không phải là người Tây Ban Nha mà là người châu Á và hiện có đến 1,3 triệu người nhập cư không giấy tờ châu Á sinh sống tại Mỹ.

Phức tạp hơn, người châu Ákhông chỉ vô hình trong các cuộc tranh luận quan trọng về chính sách nhập cư mà họ còn không hề tận dụng các điều kiện có sẵn để giải quyết vấn đề nhập cư không giấy tờ.

Theo Viện Chính sách nhập cư, số lượng người châu Á nộp đơn tham gia chương trình "Hoãn xử lý các trường hợp trẻ vị thành niên đến Mỹ bất hợp pháp" (DACA – chương trình cho phép trẻ em vào Mỹ bất hợp pháp cùng với cha mẹ khi các em dưới 16 tuổi được có thẻđi làm hợp pháp và không bị trục xuất) nếuđạtđủ điều kiện chỉ chiếm một phần nhỏ so với số đơn của dân Mỹ Latinh và Trung Mỹ.

Trong đó, số đơn đến từ trẻ vị thành niên Hàn Quốc (20%), Ấn Độ (20%) và Philippines (23%) có tỉ lệ thấp hơn nhiều so với số đơn đến từ trẻ vị thành niên El Salvador (91%), Mexico (82%) và Honduras (81%).

Rào cản văn hóa do người châu Á tạo ra

Có nhiều nguyên nhân dẫn đến điều này. Người nhập cư Mỹ Latinh không giấy tờ chiếm tỉ lệ cao hơn nhiều so với người châu Á.Điển hình trong năm 2014, chỉ tính riêng Mexico, dân nhập cư không giấy tờ đến từ nước này đã lên đến 5,6 triệu người. Chính vì vậy, họ sẽ được nhắc đến nhiều hơn trên truyền thông và bị quản lý chặt chẽ hơn.

Ngoài ra, yếu tố ngôn ngữ cũng cần phải kể đến. Tiếng Tây Ban là ngôn ngữ chung của người Latinh được sử dụng rộng rãi trên các mẫu đơn, thông tin đại chúng và bởi nhiều phiên dịch viên.

TếtTrung thu của người Việt ở San Diego - Ảnh: UC San Diego News Center

Tuy nhiên, rào cản văn hóa do chính người châu Á tạo nên lại là một nguyên nhân khác. Ông Vargas, cũng là một người nhập cư không giấy tờ, chỉ ra rằng: “Sự hổ thẹn là một trong những nguyên nhân chính. Người Hàn Quốc có câu thành ngữ “sự thật phũ phàng” để nói về điều này. Đây cũng là điều tương tự ở các nền văn hóa châu Á khác”.

Nói cách khác, người châu Á không muốn bước ra khỏi bóng tối bởi họ không muốn thừa nhận rằng trước đó họ đã ở trong bóng tối”.

Trong khi đó, bà Lee cho rằng:“Sự hổ thẹn đang bị thể hiện quá mức. Nó đang bị cường điệu hóa. Điều này sẽ đánh bại chúng ta”.

Người châu Á rất đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo, lịch sử

Thay vào đó, bà chỉ ra tình trạngthiếu hụt các nguồn lực: “Sự khác biệt ở các nhóm cộng đồng khác đó là họ thật sự nỗ lực vượt qua sự hổ thẹn này thông qua truyền thông, thông tin đại chúng và vai trò lãnh đạo của mình. Khi xem xét các yếu tố bên ngoài, ngôn ngữ chính là khó khăn lớn thậm chí hơn cả đối với cộng đồng người Tây Ban Nha”.

Trong chính sách nhập cư, ngôn ngữ chung chính là một thử thách. Bởi lẽ tìm một người nói tiếng Hàn đã là một khó khăn, thế còn tiếng Myanmar và Lào?

Thế nhưng, không phải tất cả người châu Á đều có đặc điểm chung như tên gọi chung của mình. Họ thể hiệnsự đa dạng về văn hóa, ngôn ngữ, tôn giáo và lịch sử.

Ông Tony Choi, giám đốc truyền thông xã hội của Sons and Brothers, một sáng kiến của tổ chức QuỹCalifornia, giải thích:“Có rất nhiều người Mỹ gốc Hàn không thừa nhận có gốc chung với người Mỹ gốc Ấn hoặc Bangladesh. Cộng đồng người Mỹ Latinh có tiếng nói chung, có cùng lịch sử chống thực dân và cùng tôn giáo. Trong khi đó, người châu Á lại đa dạng tôn giáo như Tin lành, Công giáo và Hồi giáo. Chúng ta không có sự gắn kết và thống nhất như nhiều người vẫn nghĩ”.

Đây chính là nguyên nhân lớn nhất dẫn đến người châu Á ít được chúý, hơn cả các nguyên nhân đã kể trên như sự hổ thẹn, thiếu hụt nguồn lực và định kiến rập khuôn về người châu Á.

Gia Khang
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
6 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cám cảnh người Việt và người châu Á ở Mỹ!