Bộ trưởng Bộ KH-CN cho rằng cần có các nghiên cứu liên quan đến bộ quy tắc về đạo đức và trách nhiệm trong việc phát triển, ứng dụng các công nghệ của công nghiệp 4.0.

Cần nghiên cứu bộ quy tắc về đạo đức và trách nhiệm trong phát triển công nghệ 4.0

Thu Anh | 11/11/2023, 17:14

Bộ trưởng Bộ KH-CN cho rằng cần có các nghiên cứu liên quan đến bộ quy tắc về đạo đức và trách nhiệm trong việc phát triển, ứng dụng các công nghệ của công nghiệp 4.0.

Chiều 11.11, tại TP.HCM, Bộ KH-CN phối hợp với Đại học quốc gia TP.HCM tổ chức Hội thảo khoa học đánh giá Chương trình KH-CN trọng điểm cấp quốc gia “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0”.

Hội thảo nhằm thực hiện Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Bộ KH-CN đã thành lập Chương trình KH-CN trọng điểm cấp quốc gia: “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0”.

Phát biểu tại hội thảo, Bộ trưởng Bộ KH-CN Huỳnh Thành Đạt cho biết, hội thảo hôm nay là cơ hội  tốt để cùng đánh giá tình hình triển khai Chương trình KH-CN trọng điểm cấp quốc gia “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghệ 4.0” (Chương trình KC 4.0).

z4870388162292_ef9598694501d4d1f3019eb1c417af2f.jpg
Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt phát biểu tại hội thảo - Ảnh: TTTT

Ngày 4.5.2017, Thủ tướng Chính phủ ban hành Chỉ thị số 16/CT-TTg về việc tăng cường năng lực tiếp cận cuộc cách mạng công nghiệp (CMCN) lần thứ 4, trong đó giao Bộ KH-CN nhiệm vụ “Tập trung xây dựng, thúc đẩy các hoạt động ứng dụng, nghiên cứu phát triển, chuyển giao các công nghệ chủ chốt của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư”.

Thực hiện chỉ đạo tại Chỉ thị số 16 và được sự đồng ý về chủ trương của Thủ tướng Chính phủ, ngày 17.9.2018, Bộ trưởng Bộ KH-CN đã ban hành Quyết định số 2813/QĐ-BKHCN phê duyệt Chương trình KH-CN trọng điểm cấp quốc gia giai đoạn đến năm 2025: “Hỗ trợ nghiên cứu, phát triển và ứng dụng công nghệ của công nghiệp 4.0”.

Quyết định này của Bộ KH-CN hướng tới mục tiêu nghiên cứu ứng dụng, phát triển và chuyển giao một số công nghệ chủ chốt của công nghiệp 4.0 mà Việt Nam có lợi thế để tạo ra các sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng, an ninh.

Bộ trưởng ghi nhận những nỗ lực của Ban chủ nhiệm chương trình và các đơn vị chức năng của Bộ KH-CN, tuy vậy, việc triển khai chương trình cũng gặp nhiều vướng mắc, đòi hỏi cần có sự đánh giá nghiêm túc để định hướng cho việc triển khai giai đoạn tới.

Tại hội nghị, Bộ trưởng Huỳnh Thành Đạt chỉ rõ 3 vấn đề.

Thứ nhất, chúng ta cần làm rõ các nội dung trọng tâm của chương trình cho giai đoạn tới, trong đó cần bám sát nhu cầu thực tiễn và các định hướng của Đảng, Nhà nước và đồng thời phải đảm bảo được tính kế thừa, phát huy được điểm mạnh của chương trình ở giai đoạn vừa qua.

Chúng ta cần làm rõ khung chương trình giai đoạn tới theo hướng làm chủ, phát triển các công nghệ của cách mạng công nghiệp lần thứ 4. Tập trung nghiên cứu ứng dụng các công nghệ chủ chốt của CMCN 4.0 mà Việt Nam có lợi thế để tạo ra các sản phẩm phục vụ phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng an ninh; hỗ trợ phát triển và đổi mới các mô hình quản trị, sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức trong các lĩnh vực ưu tiên cần chuyển đổi số.

z4870388151038_7ee56b52d2cf05a1206b5f342aa823f5.jpg
Quang cảnh hội nghị - Ảnh: TTTT

Thứ hai, theo Bộ trưởng, chúng ta cần có các nghiên cứu tổng kết thực tiễn, đánh giá tác động, xây dựng và cung cấp luận cứ khoa học cho việc xây dựng, hoàn thiện văn bản quy phạm pháp luật, hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia để chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư.

Cuối cùng, Bộ trưởng nhận thấy thời gian qua, các quốc gia và tổ chức quốc tế đã có nhiều thảo luận sôi nổi về các vấn đề liên quan đến đạo đức và trách nhiệm trong việc phát triển, ứng dụng cũng như triển khai các công nghệ của công nghiệp 4.0 (cụ thể như công nghệ trí tuệ nhân tạo - AI).

“Chương trình này cũng cần có những nghiên cứu liên quan đến bộ quy tắc về đạo đức và trách nhiệm trong việc phát triển, ứng dụng các công nghệ của công nghiệp 4.0, các công cụ hỗ trợ thực hành và đánh giá việc áp dụng các bộ quy tắc đạo đức, trách nhiệm… Điều này sẽ tạo thuận lợi, chủ động tham gia CMCN 4.0 và phòng ngừa, ứng phó các tác động tiêu cực đến xã hội, con người Việt Nam”, Bộ trưởng nêu rõ.

Bộ trưởng đề nghị các đơn vị chức năng của Bộ và Ban chủ nhiệm tiếp thu nghiêm túc các ý kiến tại hội thảo để tổ chức triển khai hiệu quả chương trình cho giai đoạn tới, trước mắt là việc hoàn thiện Khung chương trình kéo dài đến năm 2030 để trình ban hành trong năm nay.

Bài liên quan
Hội thảo về ngành ô tô trong cuộc cách mạng 4.0
Hội thảo diễn ra tại Trường đại học Nam Cần Thơ ngày 3.11, quy tụ những chuyên gia hàng đầu ngành về ô tô ở Việt Nam, các giáo sư, tiến sĩ, giảng viên chuyên ngành ở TP.HCM và khu vực ĐBSCL. Đây là dịp để giới chuyên về ô tô trao đổi, học hỏi kinh nghiệm trong bối cảnh ngành ô tô thế giới với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy
một giờ trước Theo dòng thời sự
Tổng Bí thư Tô Lâm cho biết cán bộ đảng viên và nhân dân, trong đó có cả các nguyên lãnh đạo Đảng, Nhà nước đều đồng thuận ủng hộ mạnh mẽ và mong muốn tạo bước đột phá mang tính cách mạng về tổ chức bộ máy đáp ứng yêu cầu thực tiễn.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cần nghiên cứu bộ quy tắc về đạo đức và trách nhiệm trong phát triển công nghệ 4.0