“Việt Nam cần phải thay đổi mô hình tăng trưởng và tư duy điều hành. Khu vực kinh tế nhà nước cần nhỏ đi nhưng thông minh hơn, còn khu vực thị trường phát triển mạnh hơn, lớn hơn, đưa thị trường vào guồng cạnh tranh” – TS Nguyễn Đình Cung, Viện trưởng Viện Nghiên cứu quản lý kinh tế Trung ương (CIEM) nhận định.
Mỗi thập niênlại giảm 1 điểm phần trămtăng trưởng
Nói tại hội thảo báo cáo kinh tế vĩ mô quý 3/2016 diễn ra ngày 28.10, TS Nguyễn Đình Cung cho rằng bức tranh kinh tế Việt Nam quý 3/2016 có những chuyển biến so với 6 tháng đầu năm với tốc độ tăng trưởng ít nhiều phục hồi, lạm phát và mặt bằng lãi suất trong tầm kiểm soát, tăng trưởng xuất khẩu ở mức cao so với hầu hết các khu vực…
Cụ thể, GDP quý 3 tăng 6,62% so với cùng kỳ 2015. Khu vực công nghiệp-xây dựng tăng 8,1%, tiếp tục giữ vai trò động lực tăng trưởng cho nền kinh tế; khu vực nông-lâm-ngư nghiệp đã tăng trưởng trở lại với 1,48% nhưng còn khôngít khó khăn; giá trị gia tăng của khu vực dịch vụ tăng 7,03%, là mức tăng cao nhất kể từ năm 2011.
Tuy vậy, CIEM cũng đánh giá rằngdù kinh tế có sự chuyển biến nhưng mục tiêu tăng trưởng 6,7% hầu như không khả thi, ngay cả mục tiêu tăng trưởng 6,3-6,5% cho cả năm cũng đòi hỏi phải có nhiều nỗ lực chính sách trong quý 4.
TS Cung nhận địnhcứ mỗi một thập niênViệt Nam lại giảm 1 điểm phần trăm tăng trưởng. Giai đoạn 2000 - 2010, tăng trưởng trong khoảng 7,0 - 7,5% nhưng từ năm 2011 đến nay tăng trưởng bình quân đã giảm xuống dưới 7,0- 6,0%, trong thập niêntiếp theo nếu tiếp tục ổn định kinh tế vĩ mô thì chỉ đạt tăng trưởng 5%. Điều này ảnh hưởng lớn đến kinh tế-xã hội, là vấn đề rất đáng lo ngại.
"Kinh tế nhà nước phải thông minh hơn"
Nguyên nhân của tình trạng trên, ông Cung cho rằng do mô hình tăng trưởng của Việt Nam chỉ dựa vào gia tăng số lượng vốn, lao động, tài nguyên mà không chú ý đến chất lượng tăng trưởng, chú trọng năng suất, hiệu quả. Cách thức điều hành này là Nhà nước – Nhà nước – Nhà nước mà đáng ra nó phải là Thị trường – Thị trường – Thị trường.
Cách thức tăng trưởng như thế là hệ quả của tư duy điều hành:tăng huy động, tăng đầu tư, tăng tín dụng, chính sách tài khóatiền tệ mở rộng, sử dụng hàng loạt các gói kích thích kinh tế.. dẫn đến tăng chi Nhà nước. Tăng chi thì phải tăng thu, thu không đủ thì phải đi vay, dẫn đến bội chi ngân sách tăng, nợ công tăng, dẫn tới bất ổn kinh tế vĩ mô.
Trước tình trạng đó, ông Nguyễn Đình Cung nêu vấn đề liệu chúng ta có nên tiếp tục theo đuổi cách tăng trưởng ấy hay không, hay phải thay đổi cách điều hành? Hệ điều hành này lạc hậu lắm rồi, phải chuyển sang hệ khác. Chúng ta phải thay đổi tư duy.
Theo ông Cung, Việt Nam đang khan hiếm nguồn lực tăng trưởng thì cần phải chú ý đến các yếu tố khác như năng suất lao động, sản phẩm gia tăng từ con người, kinh tế xanh, khởi nghiệp, phân bổ lại nguồn lực để tăng dư địa phát triển.
"Thị trường nhân tố sản xuất phải phát triển, thị trường sản phẩm và dịch vụ phải là thị trường cạnh tranh chứ không thể méo mó, lệch lạc. Đặc biệt là thị trường đất đai, phải chuyển được đất đai thành vốn.Khu vực nhà nước là trọng tâm tái cơ cấu. Không chỉ là doanh nghiệp nhà nước, đầu tư công mà còn là dịch vụ công – khu này chưa thị trường. Bên cạnh đó cần tái cơ cấu ngân sách và quan trọng nhất là tái cơ cấu bộ máy nhà nước" - ông Cung cho hay.
Theo ông Cung, cần thắt chặt chi tiêu ngân sách, đẩy mạnh cổ phần hóa doanh nghiệp nhà nước. Chỉ cần như vậy cũng tăng thêm được 0,5 điểm phần trăm tăng trưởng.
“Khu vực kinh tế nhà nước phải nhỏ đi và thông minh hơn, còn thị trường lớn lên, mạnh hơn và đưa nền kinh tế vào guồng cạnh tranh” – ông Cung nhấn mạnh.
Tuy nhiên, ông Cung cũng khuyến cáo là cần canh tranh công bằng chứ không phải kiểu thị trường méo mó đầy rẫy buôn lậu, hàng giả. Nếu có buôn lậu, hàng giảthì đó là thất bại của Nhà nước chứ không phải lỗi của thị trường, không thể đổ lỗi cho thị trường.
Trí Lâm