Cát Phượng là nữ nghệ sĩ nổi tiếng trong làng hài Việt Nam, nhắc đến chị, khán giả nhớ đến những vai diễn cùng tiếng cười giòn tan trên sân khấu. Nhưng có lẽ ít ai biết được phía sau nụ cười đó là những ngày tháng chông chênh đầy nước mắt…

Cát Phượng: Đời bạc lắm nhưng kệ, cười trước đã

Tiểu Vũ | 25/02/2017, 07:15

Cát Phượng là nữ nghệ sĩ nổi tiếng trong làng hài Việt Nam, nhắc đến chị, khán giả nhớ đến những vai diễn cùng tiếng cười giòn tan trên sân khấu. Nhưng có lẽ ít ai biết được phía sau nụ cười đó là những ngày tháng chông chênh đầy nước mắt…

GiápTết âm lịch, Cát Phượng đã chia sẻ: “Năm nay cái vui lớn nhất của chị là được ở chính ngôi nhàcủa mình, thoát kiếp 13 năm ở nhà thuê từ khi lyhôn. Chị không về quê đón tết cùng ông bà ngoại cu Bom đượcvì bận dọn đồ về nhà mới. Dọn nhà vào ngày 27 Tết mới ghê chứ. Dọn nhà một ngày rồi lại lao vào tậphai vở kịch để diễn tết tại nhà hát Bến Thành nên không thểvề quê. Nhưng gia đình chị không trách mà còn vui nữa khi nghe tin chị mua được nhà”.

Sau một hồi ngập ngừng Cát Phượng nói tiếp: “Dù hàng tháng phải trả nợ tiền vay ngân hàngnhưng chị vẫn thấy an lòng hơn ở nhà thuê”.

Nghệ sĩ Cát Phượng

Ngoài niềm vui được lan tỏa từ chia sẻ của Cát Phượng về căn nhà mới mà chịcó được sau nhiều năm vất vả, phần còn lại người viết bắt đầu suy nghĩ về thân phậncủa ngườinghệ sĩ tài hoa này. Trăn trở đó cứ lặp đi lặp lại với câu hỏi: Nổi tiếng như Cát Phượng mà phải ở nhà mướn đến 13 năm? Chia sẻ của Cát Phượng làm cho người viết không khỏi bất ngờ so với những gì mình tưởng tượng cuộc sốnggiàu có, sang trọng trong giới nghệ sĩ.

Không ai nghĩ Cát Phượng nghèo cảbởi chị là nghệ sĩ rất giàu lòng nhân ái. Trên mặt báocái tên Cát Phượng liên tục xuất hiện đi kèm với thông tin từ thiện. Cát Phượng hết giúp nghệ sĩ nghèo này, lại giúp những mảnh đời bất hạnh khác.

Câu chuyện Cát Phượng ở nhà mướn suốt 13 năm ròng rã đã thôi thúc người viếttìm hiểu về chị. Tìm hiểu để biết ẩn sau nụ cười giòn tan trên sân khấu là điều gì, ẩn sau những vai diễn hài hướclà khoảng lặng nào khi ánh đèn lộng lẫy trên sân khấu vụt tắt? Và những thắc mắc về Cát Phượng cũng dần hé mở bằng những mảnh ghép sắp được kể ra dưới đây.

Tuổi thơ, đam mê và mơ ước

Nói về ước mơ của mình thời thơ ấu, Cát Phượng nhớ lại: “Hồi nhỏ, mỗi lần tui nấu cơm hay giặt đồ, kể cả tắm cho heo haycho heo ăn là cái miệng tui nó hát nghêu ngao. Tui đóng tuồng, tui diễn kịch nhưng chỉ có một mình. Có lần mưa rất to và tui lấy mấy cái nồi ra ngoài mưa ngồi rồi lấy tro trấu chùi cho cái nồi trắng thiệt là trắng, vừa chùi nồi tui vừa hát và diễn tuồng. Mấy cái nồi đối với tui là mấy cái con người. Tui chỉ cái nồi này tui nói, tui chỉ cái nồi kia tui hát. Tui như một cái con điên, có lẽ vì vậy mà cha tui nói: “Con học hết lớp 12 cha sẽ cho lên Sài Gòn thi vào trường âm nhạc quốc gia. Thế là ước mơ trở thành nghệ sĩ trong tui bừng cháy...”.

Bước chông chênh đầu đời

Ước mơ trở thành một người nghệ sĩchưa lúc nào dừng lại trong tâm hồn trong trẻo của cô bé Phượng trongsuốt quãng đời tuổi thơ. Học hết lớp 12, Cát Phượng rời quê theo cha lên Sài Gòn, thời điểm đó cha của Cát Phương đang có việc làm ăn trên đó.

Một lần nọđi ra phố, Cát Phượng tình cờ thấy tấm băng rôn ghi: “Tuyển diễn viên diện ảnh hệ B”. Thời đó các trường thường chiêu sinh các khóa đào tạo hệ B, nghĩa là học sinh theo học phải đóng tiền. Vì quá thích, Cát Phượng đã thi vào học khóa điện ảnh đó. Nhưng cuộc đời không đơn giản như niềm ước mơ trong veo của chị. Theo học được 3, 4 tháng thì lớp học này giải tán vì nhiều học viên không có tiền để đóng học phí, trong số đó có Cát Phượng.

Vậy là lần thứ nhất trong đời của Cát Phượng vấp phải chông chênh. Những ngày tháng đó, Cát Phương lủi thủivà khóc rất nhiều vì ước mơ đầu đời của mình tan biến.

Hạnh phúc lớn nhất của Cát Phượng là những giây phút bên cu Bom

Bước chân vào trường Nghệ thuật Sân khấu 2

Dù không có tiền đóng học phí để tiếp tục học khóa điện ảnh hệ B, nhưng đam mê và khát vọng được trở thành diễn viên chuyên nghiệp của Cát Phượng vẫn luôn cháy bỏng. Cuộc sống khó khăn nhưng Cát Phượng vẫn luôn chờ một cơ hội. “Rồi một ngày tui lại đọc báo thấy tuyển sinh vào trường Nghệ thuật Sân khấu 2. Tui như sống lại… chạy nhanh đến trường đăng ký và thi vào trường. Tui đậu hệ A, học bổng được 70 ngàn năm 1990 (70 ngàn thời điểm đó rất lớn). Cả đêm tui khôngngủ được, cười khúc khích suốt...”.

Và rồi lại gặp chông chênh

Những tháng ngày êm đềm của Cát Phượng khi làm sinh viên ở trường Nghệ thuật Sân khấu 2 bắt đầu xáo trộn bởi những tác động từ đời sống nghệ thuật giải trí thời đó. Thời điểm Cát Phượng làsinh viêncũng là lúc dòng phim “mì ăn liền” bắt đầu xuất hiện khá sôi động tại Sài Gòn. Cát Phượng làmột trong những người được mời tham gia nhiều nhất. Chị nhận tất cả các vai, từ quần chúng cho đến những vai diễn có thoại, kể cả diễn minh họa cho các phimkaraoke… Mỗi vai Cát Phượng nhận đóng đều cótiền thù lao khá cao từ 1 triệu cho đến 3 triệu đồng. “Tui rất thích, vì vừa được đi diễn sớm trong lúc mình đang học về điện ảnh mà cũng được tiền nữa”, Cát Phượng nói.

Tuy nhiên việc vừa học vừa tham gia chạy show đã dẫn đến một hậu quả mà Cát Phượng không lường trước được. Do quy định của nhà trường không cho sinh viên đi quay phim và diễn ngoài sớm nên Ban giám hiệu quyết định kỷluật Cát Phượng với hình thức cao nhất là đuổi học. “Tui được Ban giám hiệu mời lên và nhận được tờ giấy quyết định đuổi học... Mắt tui hoa cả lên, đầu óc quay mòng… Tôi chông chênh lần thứ 2”, Cát Phượng nhớ lại.

Những ngày tháng gian nan

“Tui bị đuổi họcđồng nghĩa với việc không được ở trong ký túc xá nữa,nhưng tui lại không biết đi đâu.Tui trốn vàở lén lúttrong ký túc xá. Tui còn nhớ, mỗi khi trườngkiểm tra thì anh Vọng bảo vệ cho tui hay. Thế là tui đi ra quán cà phê ngồi chờ đến sáng trường mở cửa thìmò vào ký túc xá ngủ. Rồi cũng có lúc không ai gọi show tui, tui đói meo. Mỗi ngày tui uống nước thiệt no chống đói nhưng nào uống được dài ngày. Thế là tui đi bán máu lấy 20 ngàn đồng đểmua thùng mì góiăn dần. Tui ăn mì gói nhiều đến nỗi bâygiờ thấy mì gói tui còn ngán ngược”.

Ra ở riêng với nghệ sĩ Minh Nhí, Lý Hải

Sau những tháng ngày khó khăn sống “ké” ở ký túc xá,cuộc sống của Cát Phượngđối diện với vô vàn khó khăn.Cát Phượng kể: “Tui gặp anh Minh Nhí, ảnhrủ: “Cô Cát(tên Cô Cát cũng do anh Minh Nhí gọi mà ra)anh em mình đi thuê nhà ở không? Chứ mày ở ký túc xá cũng cực quá. Tui không suy nghĩ gì và gật đầu ngay. Thế là hai anh em đi thuê căn gác ở với giá tiền thuê là 200 ngàn đồng. Vài ngày sau anh Minh Nhí rủ anh Lý Hải nữa. Ở chung được vài năm thì anh Lý Hải mua nhà trước và rời nhóm. Kế tiếp một hai năm sau anh Minh Nhí cũng mua nhà và cũng rời đi, còn mình tui lủi thủi...”.

Một mình đi làm để nuôi 3 đứa em

“Lúc đó mấy đứa em của tui ở dưới quê lên và chị em cùng ở chung. Thời điểm đó tui càng cơ cực khốn đốn hơn. Đi làmít tiền màphải nuôi ba đứa em nhưng tui không nề hà. Tui nuôi em tui bằng...nợ. Nghĩa là tui mượn nợ nuôi các em.

Rồi dần dà các em tui trưởng thành, có một đứatrở về quê, hai đứa ở lại với tui trên Sài Gòn. Rồi tui gả chồng cho đứa em gái, thằng em trai cũng lấyvợ. Lúc đó tui mớibắt đầu nghĩ đến cái thân của mình, năm đó tui đã 34 tuổi... Và rồi tui cũng sinhcon, những tưởng cuộc đời tuisẽ yên ổn vui vẻ, nhưng không...

Lại một lần nữa tôi chông chênh!

Một mình nuôi con, một mình lèo lái chống chọi…

Các em tui giờ đã ổn. Đứa emgái nói nào ngay cũng gãy gánh giữa đường nhưng đời nó may mắn hơn tui, có được người chồng và đã đi Mỹ định cư. Hai thằng emtrai hiện tại cũng rất ổn. Vợ con đề huề, hạnh phúc, an vui. Và đó là điều làm tui vui nhất”.

Nụ cười hạnh phúc của mẹ con nghệ sĩ Cát Phượng

Đó chỉ là một phần rất nhỏ trong cuộc đời của nghệ sĩ Cát Phượng, nhưng có lẽ chừng đó thôi cũng đủ những ai yêu mến chị hình dung được những gì mà Cát Phượng đã từng va vấp trong đời. Mỗi khi buồn hay vui, Cát Phượng thường nói: “Đời bạc lắm, kệ cười trước đã”. Có lẽ đây là điều chị tâm niệm để vượt qua những khó khăn trắc trở trong cuộc sống.

Người nghệ sĩ như một kiếp tằm rút ruột nhả tơ, cười trên sân khấunhưng lại lặng lẽ lau nước mắt của mình sau bức màn nhung. Nhưng với những người yêu mến Cát Phượng, mỗi khi chị xuất hiện trên sân khấu, nghe chị nói cười, thấy chị diễn là họ cảm nhận được những niềm vui lan tỏa trong tâm hồn.

Tiểu Vũ
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cát Phượng: Đời bạc lắm nhưng kệ, cười trước đã