Hàng chục thập niên qua, chất tạo ngọt sucralose được cho là an toàn và tưởng như không thâm nhập vào các mô cơ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây của Đại học North Carolina, Mỹ, cho thấy chất tạo ngọt có thể lưu lại trong cơ thể một thời gian dài và làm giảm lượng vi khuẩn hữu ích trong ruột.

Chất tạo ngọt sucralose không an toàn như lầm tưởng

29/08/2018, 13:01

Hàng chục thập niên qua, chất tạo ngọt sucralose được cho là an toàn và tưởng như không thâm nhập vào các mô cơ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây của Đại học North Carolina, Mỹ, cho thấy chất tạo ngọt có thể lưu lại trong cơ thể một thời gian dài và làm giảm lượng vi khuẩn hữu ích trong ruột.

Chất tạo ngọt sucralose được sử dụng rộng rãi trong thực phẩm và dược phẩm hóa ra không hoàn toàn an toàn như lầm tưởng - Ảnh: CC0 Public Domain

Theo Medical Express, sucralose là một trong những chất tạo ngọt được cấp phép sử dụng rộng rãi trong thực phẩm và dược phẩm. Sucralose chỉ được các nhà khoa học Anh phát hiện vào năm 1976. Sau đó, năm 1991, chất tạo ngọt này được sử dụng lần đầu tiên tại Canada và được FDA (Cục quản lý an toàn thực phẩm và dược phẩm Mỹ) cấp phép vào năm 1998. Là thành phần chính của loại đường ăn kiêng có tên thương mại là Splenda, sucralose được sử dụng khá phổ biến hiện nay.

Từ trước đến nay, sucralose được cho là an toàn và tưởng như không thâm nhập vào các mô cơ thể. Tuy nhiên, các nghiên cứu gần đây của Đại học North Carolina, Mỹ, được công bố trên Journal of Toxicology and Environmental Health, cho thấy điều ngược lại. Sucralose được phân rã với sự hình thành tối thiểu hai hợp chất béo hòa tan.

Trong một thử nghiệm với chuột thí nghiệm, các nhà khoa học đã cho chuột dùng sucralose với liều 80,4mg/kg trọng lượng mỗi ngày trong vòng 40 ngày. Đồng thời, các mẫu nước tiểu và phân được thu thập để phân tích không chỉ trong 40 ngày, mà còn trong 2 tuần tiếp theo. Cuối cùng, các mẫu mô mỡ cũng được lấy để phân tích.

Hóa ra, các chất chuyển hóa sucralose đã có trong nước tiểu 11 ngày sau khi ngừng uống chất tạo ngọt và 6 ngày sau khi dấu vết của sucralose không còn trong cơ thể. Các chất chuyển hóa có liên quan với các hợp chất acetyl hóa, dễ hòa tan trong chất béo. Điều này có nghĩa là chúng có nhiều khả năng lắng đọng lại trong cơ thể.

Hơn nữa, trong quá trình nghiên cứu, 2 tuần sau khi ngừng dùng chất tạo ngọt, các nhà khoa học Mỹ vẫn tìm thấy sucralose trong mô mỡ. Điều đó chứng tỏ rằng chất tạo ngọt có thể lưu lại trong cơ thể một thời gian dài, người mẹ có thể truyền nó cho trẻ trong thời gian cho con bú. Đồng thời, có lý do để tin rằng sucralose làm giảm sự hiện diện của vi khuẩn có lợi trong ruột.

Vũ Trung Hương

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Vui buồn nghề muối Bạc Liêu - Bài 1: Giá bấp bênh, diêm dân vẫn quyết không bỏ nghề
một giờ trước Kinh tế - đầu tư - dự án
Nghề làm muối ở tỉnh Bạc Liêu đã hình thành và phát triển đến nay trên 100 năm. Với diêm dân, nghề muối là nghề phải “đội nắng tắm sương” mới tạo ra được hạt muối ngon.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chất tạo ngọt sucralose không an toàn như lầm tưởng