Năm 2017, cả nước có hơn 1,1 triệu người kê khai tài sản, thu nhập trong năm 2016. Tuy nhiên, qua kiểm tra, xác minh, chỉ phát hiện, xử lý... 5 trường hợp vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập, trong đó có cả cán bộ cấp cao.

Chỉ có 5 trường hợp vi phạm trong kê khai tài sản bị xử lý

Nam Phong | 06/11/2017, 14:56

Năm 2017, cả nước có hơn 1,1 triệu người kê khai tài sản, thu nhập trong năm 2016. Tuy nhiên, qua kiểm tra, xác minh, chỉ phát hiện, xử lý... 5 trường hợp vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập, trong đó có cả cán bộ cấp cao.

Đó là thông tin được Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biết trong buổi sáng nay tại Quốc hội khi ông trình bày Báo cáo về công tác phòng, chống tham nhũng năm 2017.

Theo báo cáo được ông Lê Minh Khái trình bày trước Quốc hội, số người đã kê khai tài sản, thu nhập năm 2016 là hơn 1,1triệu người, đạt tỷ lệ 99,8% so với số người phải kê khai. Số bản kê khai đã công khai hơn (1,113triệu bản)đạt tỷ lệ 99,8% so với số bản đã kê khai.

Theo ông Khái, có 78 người được xác minh tài sản, thu nhập tại Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, Bộ Quốc phòng, Bộ Công Thương, TP Hà Nội, Yên Bái và Đồng Nai (giảm 81,4%).

“Qua xác minh phát hiện và xử lý 5 trường hợp vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập, trong đó có cả cán bộ cao cấp. Cùng kỳ, năm 2016 đã không phát hiện được trường hợp nào vi phạm”- ông Khái báo cáo trước Quốc hội.

Ngoài ra, năm 2017 có 39 trường hợp người đứng đầu bị xử lý kỷ luật do thiếu trách nhiệm để xảy ra hành vi tham nhũng, tăng 28 người so với năm 2016.

Qua xác minh, phát hiện và xử lý... 5 người vi phạm trong việc kê khai tài sản, thu nhập(?)

Tổng Thanh tra Chính phủ Lê Minh Khái cho biếtý thức, đạo đức công vụ của một bộ phận cán bộ, công chức, viên chức còn hạn chế. Tổng Thanh tra Chính phủ nhấn mạnh: “Tình trạng việc nhũng nhiễu, tiêu cực, đòi hối lộ vẫn còn xảy ra. Một bộ phận cán bộ chính quyền còn hành động vô cảm hoặc gây tai tiếng cho bộ máy nhà nước do tham nhũng, lợi ích nhóm”.

Cũng theo báo cáo được ông Khái trình bày, việc thực hiện các giải pháp phòng ngừa tham nhũng tại nhiều cơ quan, tổ chức, đơn vị còn hình thức, hiệu quả thấp. Một số giải pháp phòng ngừa tham nhũng triển khai thiếu đồng bộ, kiểm tra đánh giá không thường xuyên nên tác dụng phòng ngừa còn hạn chế.

Ngoài ra, trên thực tế, hiện tượng chồng chéo trong hoạt động thanh tra, kiểm tra. Công tác đôn đốc, xử lý về thanh tra có nhiều tiến bộ nhưng tỷ lệ thu hồi, xử lý khác về tiền, tài sản, đất đai còn thấp.

Công tác phát hiện, điều tra tội phạm tham nhũng tuy có tiến bộ nhưng vẫn chưa đạt yêu cầu, việc xử lý một số vụ việc, vụ án tham nhũng kinh tế còn chậm; tỷ lệ thu hồi tài sản tham nhũng còn thấp. Công tác phát hiện, xử lý tham nhũng ở nhiều địa phương chưa có chuyển biến mạnh mẽ và quyết liệt.

Nguyên nhân được chỉ ra là do việc tổ chức thực hiện pháp luật còn yếu kém, một số nơi còn buông lỏng quản lý; việc đánh giá trách nhiệm củacán bộ, công chức trong quản lý còn hạn chế, chế độ trách nhiệm, chế độ công vụ chưa rõ ràng. Kỷ cương, kỷ luật trên nhiều ngành, lĩnh vực còn buông lỏng.

Tổng Thanh tra Chính phủ cho hay: “Qua công tác thanh tra, điều tra, kiểm tra, giám sát cho thấy cơ chế kiểm soát thực thi quyền lực hiệu quả chưa cao. Đội ngũ cán bộ làm công tác phòng chống, chống tham nhũng tuy trình độ chuyên môn đã được nâng lên nhưng vẫn chưa đáp ứng yêu cầu. Những vụ án tham nhũng nghiêm trọng, phức tạp, hành vi phạm tội thường rất tinh vi, nhiều bị can, quá trình điều tra thường phải trưng cầu giám định. Trong khi đó công tác giám định thiệt hại về kinh tế, đất đai… mất nhiều thời gian, thiếu sự đồng thuận giữa các bên liên quan”.

Về nhiệm vụ trong năm 2018, ông Khái cho biết, Chính phủ sẽ tiếp tục xác định phòng, chống tham nhũng là nhiệm vụ trọng tâm trong lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành. Sửa đổi, hoàn thiện các quy định của pháp luật về tặng quà, nhận quà, nộp lại quà tặng; trách nhiệm của người đứng đầu cơ quan, tổ chức, đơn vị trong phòng ngừa, phát hiện và xử lý tham nhũng và xử lý nghiêm các hành vi trốn thuế, rửa tiền...

“Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra chế độ công vụ, có cơ chế hữu hiệu để loại khỏi bộ máy nhà nước những cán bộ, công chức, viên chức thoái hoá, biến chất. Tập trung thanh tra, kiểm toán các lĩnh vực nhạy cảm, có nhiều dư luận về tham nhũng như: đất đai, tài nguyên khoáng sản; các dự án đầu tư theo hình thức BOT, BT…”- ông Khái khẳng định.

Bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội

Trình bày báo cáo thẩm tra trước Quốc hội, bà Lê Thị Nga, Chủ nhiệm Uỷ ban Tư pháp của Quốc hội cho hay, trong thực tế việc tặng quà để giải quyết công việc, đặc biệt là hối lộ bằng hình thức tặng quà vẫn còn diễn ra rất phức tạp, dưới nhiều hình thức, nhất là việc lạm dụng phong tục truyền thống của dân tộc trong thăm hỏi, tặng quà nhân dịp lễ, tết, hiếu, hỉ …

Việc nộp lại quà tặng hầu như chỉ được thực hiện sau khi phát hiện có sai phạm.Qua một số vụ án được đưa ra xét xử gần đây, dư luận rất bức xúc trước việc tặng quà của Ngân hàng Oceanbank và chi hoa hồng cho bác sĩcủa Công ty Cổ phần VN Pharma…

UBTP cho rằng, đây là vấn đề lớn, liên quan đến đạo đức nghề nghiệp, đạo đức công vụ và PCTN cần được Chính phủ, Bộ Y tế nghiên cứu, đánh giá để ngăn chặn tình trạng này.

Nam Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng yêu cầu đẩy mạnh quản lý nhà nước về thương mại điện tử
2 giờ trước Theo dòng thời sự
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính ký Công điện số 119/CĐ-TTg ngày 25.11.2024 yêu cầu một số bộ liên quan và các địa phương tiếp tục đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về thương mại điện tử.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chỉ có 5 trường hợp vi phạm trong kê khai tài sản bị xử lý