Trong 6 tháng đầu năm, Ủy ban Kiểm tra Trung ương đã kiểm tra, giám sát việc kê khai tài sản, thu nhập đối với 39 trường hợp và đề nghị Bộ Chính trị, Ban Bí thư thi hành kỷ luật 4 trường hợp.
Theo báo cáo tổng kết công tác năm 2019 của ngành thanh tra, năm qua, qua xác minh phát hiện 10 trường hợp vi phạm về kê khai, minh bạch tài sản, thu nhập (tăng 4 trường hợp so với cùng kỳ năm trước). Đã xử lý kỷ luật 8 trường hợp, đang xem xét xử lý kỷ luật 2 trường hợp.
Từ năm 2013 đến 2018, ông Nguyễn Phú Thái (Viện trưởng Viện Nghiên cứu Phát triển Kinh tế - Xã hội Đà Nẵng) đã gian dối không kê khai nhiều lô đất, tài sản mình đang sở hữu và đã bị UBKT Thành ủy Đà Nẵng phát hiện và kỷ luật.
UBKT Tỉnh ủy An Giang đã công bố quyết định kỷ luật đối với Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường tỉnh An Giang bằng hình thức cảnh cáo. Bên cạnh đó, UBKT Tỉnh ủy cũng yêu cầu các tổ chức Đảng có thẩm quyền xem xét, kiểm điểm trách nhiệm đối với các tập thể và cá nhân có liên quan.
Theo ĐB Nguyễn Minh Đức (TP.HCM), phải sửa luật để làm sao cho cán bộ, công chức, viên chức coi đây là một nghĩa vụ thường xuyên và người ta phải phấn khởi, thích thú khi kê khai tài sản. Muốn làm được điều đó thì phải tách bạch rõ công khai và minh bạch.
Dự thảo Luật Phòng chống tham nhũng (sửa đổi) điều chỉnh theo hướng, bên cạnh các đối tượng kê khai theo luật hiện hành, thì mở rộng đối với mọi cán bộ, công chức, đều phải có nghĩa vụ kê khai tài sản, thu nhập lần đầu.
Chủ nhiệm UB Tư pháp Quốc hội (UBTPQH) Lê Thị Nga cho rằng, dự thảo Luật Phòng, chống tham nhũng cần mở rộng phạm vi điều chỉnh ra khu vực ngoài nhà nước và cần có sự kiểm soát chặt chẽ để tránh việc người có thẩm quyền lợi dụng chức vụ được giao hoặc thành lập doanh nghiệp “sân sau” để tham nhũng.
UBND TP.HCM vừa quyết định kỷ luật ông Nguyễn Ngọc Công - Giám đốc điều hành chống ngập nước với hình thức khiển trách do có sai phạm trong việc kê khai tài sản.
Năm 2017, cả nước có hơn 1,1 triệu người kê khai tài sản, thu nhập trong năm 2016. Tuy nhiên, qua kiểm tra, xác minh, chỉ phát hiện, xử lý... 5 trường hợp vi phạm về kê khai tài sản, thu nhập, trong đó có cả cán bộ cấp cao.
Chiều 23.10, Thanh tra Chính phủ chính thức công bố kết luận thanh tra việc quản lý đất đai, cấp phép xây dựng và quản lý xây dựng; việc chấp hành pháp luật về minh bạch tài sản, thu nhập liên quan khu đất tại tổ 42, tổ 52 phường Minh Tân, TP Yên Bái, tỉnh Yên Bái.
Người có chức vụ, quyền hạn trong cơ quan, tổ chức, đơn vị phải thanh toán qua tài khoản mọi khoản chi có giá trị từ 20 triệu đồng trở lên. Kê khai lần đầu đối với các tài sản có giá trị từ 50 triệu đồng trở lên và có nghĩa vụ kê khai, giải trình bổ sung về tài sản, thu nhập biến động có giá trị từ 50 triệu đồng.
Ngày 27.7, nguồn tin Thanh Niên cho biết Đoàn thanh tra của Thanh tra Chính phủ đã hoàn tất kết luận thanh tra về tài sản thu nhập của Phạm Sỹ Quý, Giám đốc Sở Tài nguyên - Môi trường Yên Bái.
“Lẽ ra cần xác minh để phát hiện tham nhũng nhưng ở đây có hành vi tham nhũng thì mới xác minh”, Luật sư Kiều Anh Vũ, Đoàn Luật sư TP.HCM chỉ ra một trong những bất cập trong khâu kê khai tài sản quan chức.
Chiều 27.3, ông Trần Đình Quỳnh, Chánh văn phòng UBND TP.Đà Nẵng cho biết Thường trực Thành ủy đã có chỉ đạo kiểm tra, rà soát tìm nguyên nhân hồ sơ kê khai tài sản của lãnh đạo thành phố lọt ra ngoài.