Với tôn chỉ "Nước Mỹ trên hết" hay là "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" và tập trung vào phát triển kinh tế, các chính sách của chính quyền Trump sẽ có tác động đến Việt Nam, trong đó có ngành xuất khẩu cá tra.
Kinh tế - đầu tư - dự án

Chính sách thuế của ông Trump sẽ tác động đến xuất khẩu cá tra Việt Nam

Tuyết Nhung 15:10 18/11/2024

Với tôn chỉ "Nước Mỹ trên hết" hay là "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" và tập trung vào phát triển kinh tế, các chính sách của chính quyền Trump sẽ có tác động đến Việt Nam, trong đó có ngành xuất khẩu cá tra.

Theo số liệu của Hải quan Việt Nam, kim ngạch xuất khẩu cá tra tháng 10.2024 đạt gần 202 triệu USD, tăng 17% so với tháng 10.2023. Lũy kế xuất khẩu cá tra 10 tháng đầu năm nay sang các thị trường đạt 1,7 tỉ USD, tăng 9% so với cùng kỳ năm ngoái.

ca-tra.jpg
Dự báo kim ngạch xuất khẩu cá tra năm 2024 có thể đạt mục tiêu 2 tỉ USD - Ảnh: IT

Về thị trường tiêu thụ, Trung Quốc, Hồng Kông vẫn là điểm đến lớn nhất của xuất khẩu cá tra Việt Nam. Tháng 10.2024, thị trường này tiêu thụ 61 triệu USD, tăng 9% so với cùng kỳ. Tuy nhiên tổng xuất khẩu cá tra sang Trung Quốc & Hồng Kông trong 10 tháng đầu năm nay vẫn giảm 2% so với cùng kỳ và chỉ đạt 479 triệu USD.

Tháng đầu của quý cuối năm nay, xuất khẩu cá tra Việt Nam sang Mỹ ghi nhận tăng 65% so với cùng kỳ, đạt hơn 35 triệu USD. Tổng giá trị xuất khẩu cá tra sang Mỹ trong 10 tháng đầu năm nay đạt hơn 291 triệu USD, tăng 28% so với cùng kỳ. Tổng thống Donald Trump tái đắc cử lần 2 và sẽ chính thức nhậm chức vào đầu năm sau, dự báo sẽ có những chính sách mới về thuế đối với các mặt hàng nhập khẩu vào Mỹ, trong đó có cá tra.

Với tôn chỉ "Nước Mỹ trên hết" hay là "Làm nước Mỹ vĩ đại trở lại" và tập trung vào phát triển kinh tế, các chính sách của chính quyền Trump sẽ có tác động đến Việt Nam, trong đó có ngành xuất khẩu cá tra. Tuy nhiên, tình hình được dự báo sẽ tốt lên, các đơn hàng sẽ tăng lên vì Việt Nam - Mỹ là đối tác chiến lược toàn diện, chưa kể có những chính sách riêng về thuế.

Trước đó, theo kết luận sơ bộ của POR 20, 2 doanh nghiệp bị đơn bắt buộc nhận mức thuế chống bán phá giá là 0USD/kg. 6 doanh nghiệp còn lại đều đủ điều kiện được nhận mức thuế riêng rẽ ở mức 0USD/kg. Kết quả sơ bộ trên khá tích cực cho các doanh nghiệp xuất khẩu cá tra-basa của Việt Nam khi cả 8 công ty trong cuộc rà soát đều nhận mức thuế 0USD/kg. Mức thuế trên đã giảm so với mức thuế chính thức của cuộc rà soát POR19 trước đó là từ 0USD/kg đến 0,18USD/kg.

Hiệp định Đối tác Toàn diện và Tiến bộ xuyên Thái Bình Dương (CPTPP) là thị trường tiêu thụ nhiều cá tra nhiều thứ 3 của Việt Nam. 10 tháng đầu năm nay, xuất khẩu cá tra sang các quốc gia được trợ lực bởi Hiệp định CPTPP đạt hơn 224 triệu USD, tăng 11% so với cùng kỳ.

Xuất khẩu sang EU tương đương với mức cùng kỳ năm ngoái, khi xuất khẩu cá tra 10 tháng đầu năm nay sang khối này chỉ tăng nhẹ 0,04%, đạt gần 144 triệu USD. Một số thị trường trong khối EU ghi nhận tăng trưởng dương 2 con số về nhập khẩu cá tra Việt Nam bao gồm: Lithuania, Ireland, Italy, Bỉ, Tây Ban Nha, Ba Lan, Bồ Đào Nha,...

Hiệp hội Chế biến và Xuất khẩu Thủy sản Việt Nam (VASEP) dự báo xuất khẩu cá tra Việt Nam có khả năng vượt mốc 2 tỉ USD. Những đơn hàng dịp cuối năm sẽ tiếp tục tăng để phục vụ lễ tết và các kỳ nghỉ. Bên cạnh đó, lo ngại vấn đề sẽ điều chỉnh và tăng thuế, một số nhà nhập khẩu cũng đang gấp rút nhập khẩu trước khi Tổng thống Trump chính thức nhậm chức.

Cá tra hiện nay được nuôi chủ yếu tại một số tỉnh Đồng bằng sông Cửu Long như: Đồng Tháp, An Giang, Cần Thơ, Bến Tre, Vĩnh Long. Tính đến hết tháng 10, sản lượng giống cá bột ước đạt 25,95 tỉ con; cá giống ước đạt 3,9 tỉ con. Ước cả năm 2024, sản lượng cá bột thu hoạch đạt 30 tỉ con; cá giống đạt 40 tỉ con góp phần đắc lực phục vụ vùng nuôi.

Cả nước có 1.920 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống cá tra; trong đó có 2 cơ sở sản xuất, ương dưỡng giống bố mẹ, 76 cơ sở sản xuất giống và 1.842 cơ sở ương dưỡng cá tra bột lên cá giống.

Theo báo cáo của cơ quan quản lý thủy sản địa phương, có tổng số 1.278 cơ sở nuôi cá tra khu vực Đồng bằng sông Cửu Long; trong đó, 1.107 cơ sở đã đăng ký và có Giấy xác nhận đăng ký nuôi hoặc mã số nhận diện.

Bà Tô Thị Tường Lan - Phó tổng Thư ký VASEP cho biết cơ hội cho ngành cá tra phát triển là kết quả thuế chống bán phá giá tích cực, lượng tồn kho tại các thị trường chính giảm, cá nguyên liệu không bị dư thừa như năm 2023. Cùng đó là những tín hiệu tích cực từ sự hồi phục nền kinh tế Mỹ, cơ hội tăng thị phần tại các thị trường nhỏ lẻ bên cạnh các thị trường truyền thống và dư địa cho sản phẩm cá tra trên thế giới nhiều tiềm năng.

Năm 2025 sẽ nâng cao chất lượng giống cá tra, đặc biệt đối với các tính trạng về chịu mặn, kháng bệnh nhằm cung cấp con giống khỏe mạnh, thích nghi với điều kiện khí hậu thay đổi và cải thiện khả năng chống lại bệnh tật; quan tâm nghiên cứu và từng bước thay thế bột cá, dầu cá trong sản xuất thức ăn bằng nhiều loại nguyên liệu thức ăn thay thế có nguồn gốc thực vật, côn trùng, vi tảo, protein vi sinh vật, rong biển có tiềm năng trong tương lai.

Bên cạnh đó, việc thí điểm áp dụng công nghệ RAS (xử lý nước tuần hoàn trong nuôi trồng thủy sản) trong các trại sản xuất, ương dưỡng giống cá tra góp phần đảm bảo an toàn sinh học và nâng cao tỷ lệ sống.

Cùng đó, xây dựng thương hiệu cho sản phẩm cá tra Việt Nam thông qua việc cải tiến công nghệ, kiểm soát chất lượng chặt chẽ từ nuôi trồng đến chế biến và đạt các chứng nhận liên quan đến an toàn thực phẩm, khí nhà kính, an toàn môi trường, tôn giáo (Halal), giúp đảm bảo chất lượng sản phẩm đồng đều, gia tăng giá trị của ngành hàng cá tra.

Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn Phùng Đức Tiến đề nghị các bộ, ngành, địa phương phát triển giống cá tra theo hướng công nghiệp, với quy mô sản xuất lớn, đảm bảo an toàn sinh học; kiểm soát chặt chẽ trong quản lý, sử dụng kháng sinh trong nuôi trồng; quản lý chặt chẽ các cơ sở sản xuất giống cá tra, đảm bảo chất lượng nguồn giống; sản xuất, chế biến cá tra phải hướng đến sản xuất xanh, giảm phát thải; nâng cao hiệu quả nghiên cứu khoa học trong nuôi trồng, sản xuất cá tra.

Cùng với việc hình thành chuỗi khép kín trong sản xuất-chế biến-tiêu thụ, cần tăng cường ứng dụng khoa học công nghệ, tận dụng phụ phẩm nhằm gia tăng giá trị sản phẩm. Bên cạnh các thị trường truyền thống cần tìm kiếm và phát triển các thị trường mới tiềm năng, trong đó có thị trường Hồi giáo đáp ứng được yêu cầu chứng nhận Halal...

Bài liên quan
Hướng đi chiến lược cho cá tra Việt Nam
Lựa chọn chiến lược kinh doanh hàng chế biến giá trị gia tăng là hướng đi chiến lược cho doanh nghiệp thủy sản Việt Nam.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Cần có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ
2 giờ trước Khoa học - công nghệ
TSKH Nghiêm Vũ Khải - nguyên Phó chủ tịch Liên hiệp Các hội khoa học và kỹ thuật Việt Nam cho rằng nếu không có một cuộc cách mạng thực sự về khoa học - công nghệ thì sẽ không thể vượt qua tình trạng tụt hậu.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chính sách thuế của ông Trump sẽ tác động đến xuất khẩu cá tra Việt Nam