Rác thải tràn ngập khắp khu chợ. Mặc kệ mùi hôi thối của rác hòa cùng mùi hôi của thực phẩm, các tiểu thương vẫn thay nhau giành giật khách hàng. Kẻ níu áo, người nắm tay tạo nên một cảnh tượng vô cùng hỗn loạn.

Chợ đầu mối Thủ Đức hay chợ... rác?

Một Thế Giới | 15/07/2014, 10:10

Rác thải tràn ngập khắp khu chợ. Mặc kệ mùi hôi thối của rác hòa cùng mùi hôi của thực phẩm, các tiểu thương vẫn thay nhau giành giật khách hàng. Kẻ níu áo, người nắm tay tạo nên một cảnh tượng vô cùng hỗn loạn.

Chợ đầu mối Nông sản Thủ Đức là một trong 3 chợ đầu mối lớn nhất TP.HCM, nằm ở cửa ngõ phía đông thành phố. Mỗi ngày số hàng hóa nhập vào chợ đầu mối lên đến 3.500 tấn. Thế nhưng, người nào đến đây mới cảm nhận được hết sự nhốn nháo của một khu chợ lớn.
"Thiên đường" cho lăng quăng
Mới bước vào khu chợ, mùi hôi thối, ẩm mốc của rác thải làm người mua hàng không khỏi e dè. Quanh khu chợ, rác thải có mặt ở khắp mọi nơi. Do đặc thù là chợ nông sản nên rác hữu cơ tràn ngập, nhiều đến nỗi dễ khiến nhiều người lầm tưởng đây là một khu “chợ rác”.
Cho dau moi Thu Duc hay cho... rac?
Chợ đầu mối Thủ Đức đang bị biến thành một khu chợ rác
Lớp vỏ ngoài của cải xanh, cải thảo, bắp cải, hành tây... được chất đống ngổn ngang giữa khu chợ lớn. Trái cây như cam, chanh, cà chua thối... cũng vương vãi khắp nơi. Lúc trời mưa, các lối đi dẫn vào chợ ngập tràn bởi rác. Mưa tạnh, rác hòa cũng đất tạo thành những lối đi kinh dị, đen ngòm. 
Thậm chí, rác thải còn tràn xuống mặt đường, không những cản trở giao thông mà còn gây ô nhiễm môi trường nghiêm trọng.
Cho dau moi Thu Duc hay cho... rac?
Rác hòa cũng đất tạo thành những lối đi kinh dị, đen ngòm
Trời nắng lên, mùi đất, mùi ẩm mốc, mùi hôi của rác cùng hòa quyện vào nhau tạo nên một thứ mùi “ kinh dị” khiến ai cũng phải khiếp sợ. Trên các vũng nước còn sót lại sau cơn mưa, phế phẩm từ nông sản tiếp tục được vứt xuống tạo nên những “thiên đường” cho loăng quăng, bọ gậy, ruồi, muỗi thi nhau sinh sôi nảy nở.
Cho dau moi Thu Duc hay cho... rac?
Thiên đường cho lăng quăng và bọ gậy sinh sôi nảy nở
Ban quản lý chợ cũng không tìm cách bố trí các thùng rác lớn ở khắp nơi để các tiểu thương có thể bỏ rác vào thùng. Thế nhưng, thùng vẫn trống và rác vẫn ngập chợ. Rất nhiều công nhân tới thu gom rác, phải làm việc rất vất vả, ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. 
Rác vừa được dọn ở góc này thì góc bên kia lại có thêm một đống rác nữa vừa được mọc lên. Sức người có hạn, số lượng công nhân không thể  nào làm xuể với lượng rác khổng lồ như thế.
Cho dau moi Thu Duc hay cho... rac?
Trái cây thối vứt đầy trên nền chợ
Trên bãi rác thải, những con người nghèo khổ thi nhau tìm cho mình nguồn “ thức ăn” đã bị bỏ đi. Ở một đống cam và táo bị thối đã được vứt đi, người phụ nữ đào bới tìm những trái cam còn nguyên vẹn, chưa bị thối để mang về nhà ăn. Trên đống vỏ rau đã bị úa vàng, người đàn ông nhặt nhạnh những cây rau thơm chưa bị hư hỏng và gói lại thật cẩn thận.
Cho dau moi Thu Duc hay cho... rac?
Người đàn ông này đang nhặt nhạnh những cây rau thơm trên một đống rác
Cho dau moi Thu Duc hay cho... rac?
Người phụ nữ đang cố gắng bươi rác ra để tìm ve chai
Một khung cảnh khó nhìn
Những loại nông sản ở đây sạch, tươi, ngon mà giá rẻ rất nhiều so với các chợ nhỏ lẻ ở thành phố. Thế nên, chợ đầu mối Thủ Đức thu hút lượng người mua nhiều. Tuy nhiên, mua được đồ ở chợ đầu mối không phải dễ.

Tình trạng chèo kéo, đeo bám khách hàng cũng khiến nhiều người phải khiếp sợ. Người mua hỏi giá sản phẩm nhưng không mua thì tiểu thương nhất định chèo kéo, nắm áo kéo lại với những lời lẽ rất ngọt ngào.

Nếu như không mua thì ngay lập tức người mua sẽ nhận ngay một tràng những câu nói khó nghe, xúc phạm, thậm chí là đe dọa. Khi đến chợ đầu mối mua hàng, nhiều người nói nhỏ với nhau rằng: “Muốn mua thì cứ chờ nghe người ta rao giá rồi mua, chứ đừng dại gì mà hỏi giá để bị ăn chửi”.

Chợ đầu mối còn tập trung khá nhiều lao động tuổi còn rất nhỏ nhưng kinh nghiệm buôn bán lại không hề nhỏ. 
Những đứa trẻ tầm 8-9 tuổi, mặt lem luốc bụi bẩn nhưng bán buôn vô cùng nhanh nhẹn. Một bé gái, dáng người nhỏ nhắn, tầm 8 tuổi, một mình cầm 4 túi cà chua chạy và rao bán giúp mẹ. Mỗi túi cà chua tầm 3kg, 4 túi là 12kg được bé gái đội gọn lên đầu.

Thoắt cái, bé trở lại với xấp tiền trên tay đưa cho mẹ và tiếp tục với những túi cà chua khác, miệng không quên nói với mẹ: “Mẹ gói nhanh để con đem bán, giá rẻ nên con bán được liền”. Xa xa, một bé trai tầm 10 tuổi, 2 tay cầm giỏ rau, túi tiền lẻ được treo ngay ngắn trước quần vừa đi vừa rao bán rau.

Khung cảnh càng hỗn loạn hơn khi lực lượng bảo vệ  đến. Do buôn bán lòng lề đường, không có trật tự nên lực lượng bảo vệ khu chợ phải thường xuyên kiểm tra và siết chặt an ninh. 
Mỗi lần bảo vệ đến, khu chợ lại nhốn nháo kẻ chạy, người dọn hàng. Người xách sọt, kẻ đẩy xe, người chạy... tạo nên một khung cảnh hết sức hỗn độn. Một tiểu thương không dọn kịp nên đành để lực lượng bảo vệ lấy đi một túi cà pháo lớn, khoảng hơn 10kg. Chỉ một lúc, lực lượng bảo vệ đã dẹp được số hàng hóa trên lòng đường. 
Thế nhưng, dẹp được phía trên thì phía dưới lại tiếp tục tấp nập kẻ bán người mua.

Cứ thế, một khu chợ đầu mối cứ hôi thối, nhốn nháo, ngổn ngang, một khung cảnh hết sức khó nhìn do chính các tiểu thương tự tạo ra.

Phan Diệu

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
2 giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chợ đầu mối Thủ Đức hay chợ... rác?