ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng trên đời có 4 cái dại, trong đó có cái dại là “lãnh nợ". Tuy nhiên, dự thảo luật không quy định lãnh nợ phải chịu trách nhiệm trả nợ nên lãnh nợ không phải là dại như người xưa nói.

Chưa rõ trách nhiệm cá nhân trong Luật Quản lý nợ công

Trí Lâm | 16/06/2017, 17:16

ĐBQH Hoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng trên đời có 4 cái dại, trong đó có cái dại là “lãnh nợ". Tuy nhiên, dự thảo luật không quy định lãnh nợ phải chịu trách nhiệm trả nợ nên lãnh nợ không phải là dại như người xưa nói.

Thảo luận về Dự luật Quản lý nợ công (sửađổi)ngày 16.6, nhiều đại biểu quốc hội (ĐBQH) cho rằng cần quy định rõ trách nhiệm cá nhân trong việc quản lý nợ.

Theo ĐBQHHoàng Quang Hàm (Phú Thọ), dự luật chưa quy định cụ thể trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân trong quản lý nợ công. Chỉ có một Điều 28 quy định về trách nhiệm và rất chung chung không thể xử lý được trách nhiệm khi xảy ra thất thoát, lãng phí. Do đó, luật cần quy định cụ thể rõ hơn về trách nhiệm của từng cơ quan, đơn vị, cá nhân trong từng bước của quy trình quản lý nợ, kể cả trách nhiệm trong thẩm định, phê duyệt chủ trương vay nợ.

Đồng tình với điều này, ĐBQHHoàng Văn Cường (Hà Nội) cho rằng hiện nay vấn đề trách nhiệm đang quy định rất mập mờ. Nếu theo đúng nghĩa trách nhiệm, một người khi thực hiện nhiệm vụ nếu để xảy ra hậu quả không tốt thì phải gánh chịu hậu quả đó. Tuy nhiên, trong luật hiện nay đang quy định trách nhiệm như thẩm định, giám sát, đề xuất, báo cáo…Đây không phải là trách nhiệm mà là nhiệm vụ của cơ quan đó phải làm.

“Nếu không quy định trách nhiệm phải gánh chịu về hậu quả thì đương nhiên cơ quan nào cũng muốn nhận nợ về mình. Người đời xưa có một câu là trên đời có 4 cái dại, trong đó có cái dại là lãnh nợ. Ở đây không quy định lãnh nợ phải chịu trách nhiệm trả nợ nên lãnh nợ không phải là dại như người xưa nói”, ông Cường nói.

Đặc biệt, đại biểu này đề nghị phải quy định các cơ quan đi vay về cho vay lại hoặc bảo lãnh vay phải chịu trách nhiệm trả nợ thay nếu người vay không trả được nợ.

Cùng góc nhìn, ĐBQHNguyễn Văn Tuyết (Bà Rịa – Vũng Tàu) đề nghị dự thảo luật cần bổ sung quy định các điều kiện và biện pháp xử lý trong trường hợp địa phương không trả được nợ. Nếu cứ vay và cứ cam kết nhưng cuối cùng không trả được và cũng không có một biện pháp gì để xử lý vấn đề này thì rất khó khăn và rất nguy hiểm.

ĐBQH Hoàng Quang Hàm cho rằng cần phải quy định rõ trách nhiệm trong quản lý nợ công

Theo vị này, đơn vị vay lại không có khả năng trả nợ, sử dụng vốn vay không hiệu quả thì phải làm rõ trách nhiệm đểchế tài, phải biện pháp xử lý đối với các tổ chức, cá nhân có liên quan và trách nhiệm của người đứng đầu.

Chỉ ra sự bất cập trong luật, ĐBQHNguyễn Mạnh Cường (Quảng Bình) nêu rõĐiều 8 về những hành vi bị cấm, dự thảo bổ sung nội dung "lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, chiếm đoạt, tham nhũng, đưa, nhận, môi giới, hối lộ liên quan đến quản lý, sử dụng nợ công",tuy nhiên, theo Bộ luật Hình sựcác hành vi lợi dụng chức vụ, quyền hạn để vụ lợi, chiếm đoạt, nhận hối lộ đều thuộc nhóm tội về tham nhũng, vì vậy quy định như dự thảo dẫn đến sự trùng lặp.

Bên cạnh đó, vị này cho rằngluật hiện hành có quy định về việc cấm hành vi không cung cấp, cung cấp không đầy đủ, kịp thời, chính xác thông tin về nợ công. Dự thảo đã thu hẹp phạm vi và chỉ nghiêm cấm hành vi cung cấp thông tin không trung thực. “Tôi cho rằng sửa đổi này không phù hợp với nguyên tắc công khai, minh bạch trong quản lý và sử dụng nợ công”.

Thêm nữa, Điều 9 về xử lý vi phạm pháp luật quy định "người có hành vi vi phạm pháp luật về quản lý nợ công mà gây thiệt hại cho nhà nước phải bồi thường theo mức thiệt hại thực tế" là khó khả thi, vì khoản tiền này rất lớn. Hơn nữa, quy định này cũng không đầy đủ, không phù hợp với quy định hiện hành về trách nhiệm vật chất của cán bộ, công chức, viên chức khi gây thiệt hại cho cơ quan, tổ chức.

“Chỉ khi có lỗi cố ý mới bồi thường toàn bộ, còn lỗi vô ý phải thành lập hội đồng để xác định mức độ bồi thường và có trình tự, thủ tục rất cụ thể”, vị này nói.

Đề cập đến vai trò giám sát của Quốc hội trong vấn đề này, ĐBQHNguyễn Hoàng Anh (Cao Bằng) đánh giá, những năm gần đây, việc giám sát và quản lý đầu tư công của Quốc hội đã chặt chẽ hơn và có hiệu quả hơn. Tuy nhiên, để hiệu quả hơn nữa với đầu tư công cấp Chính phủ cũng như cấp địa phương thì vai trò của Quốc hội và Hội đồng nhân dân là quan trọng nhất. Chính vì vậy, phải nâng cao hơn nữa vai trò, trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức thực hiện cũng như giám sát thực hiện.

Hoài Phong
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm tiếp đoàn kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình 'Xuân quê hương 2025'
5 giờ trước Sự kiện
Chiều 19.1, tại Trụ sở Trung ương Đảng, Tổng Bí thư Tô Lâm đã tiếp đoàn 100 kiều bào tiêu biểu tham dự chương trình "Xuân quê hương 2025" do Ủy ban Nhà nước về Người Việt Nam ở nước ngoài, Bộ Ngoại giao tổ chức.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chưa rõ trách nhiệm cá nhân trong Luật Quản lý nợ công