Giám đốc Sở TT-TT TP.HCM Lâm Đình Thắng nhận định, công tác chuyển đổi số, quản lý thông tin trên mạng hiện nay gặp khó vì thiếu nguồn lực, nhân lực và công nghệ chưa đáp ứng thực tiễn.

Chuyển đổi số TP.HCM gặp khó vì thiếu nguồn lực

Theo Thanh Niên | 16/11/2023, 22:23

Giám đốc Sở TT-TT TP.HCM Lâm Đình Thắng nhận định, công tác chuyển đổi số, quản lý thông tin trên mạng hiện nay gặp khó vì thiếu nguồn lực, nhân lực và công nghệ chưa đáp ứng thực tiễn.

Chiều 16.11, Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM giám sát Sở TT-TT TP.HCM về vai trò lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của người đứng đầu cấp ủy, chính quyền trong việc công khai, minh bạch, thực hiện thủ tục hành chính nhà nước liên quan đến lĩnh vực đất đai, thực hiện công tác chuyển đổi số và xây dựng đô thị thông minh.

Ngoài ra, luật sư Nguyễn Văn Hậu - Phó chủ tịch Hội Luật gia TP.HCM cũng đặt vấn đề xử lý tin giả (fake news) trên mạng xã hội, quản lý người có sức ảnh hưởng trên mạng xã hội, giải pháp bảo vệ quyền lợi của những người bị bạo hành trên không gian mạng...

Ông Lâm Đình Thắng, Giám đốc Sở TT-TT TP.HCM cũng cho biết hiện nay, TP.HCM được giao quyền quản lý 300 trang mạng xã hội trong tổng số 1.000 trang do Bộ TT-TT cấp phép. Quy định về thẩm quyền hiện nay, muốn xử lý bất kỳ sự việc nào liên quan phải gửi công văn gửi Bộ TT-TT. 

Một số trang mạng xã hội ở nước ngoài, không đặt văn phòng tại Việt Nam nên khó quản lý, xử phạt. Chưa kể, nguồn nhân lực không đáp ứng đủ, còn phần mềm quản lý hiện nay tại TP.HCM chỉ mới "lướt" trên bề mặt, công cụ, công nghệ hiện chưa theo kịp thực tiễn đề ra.

Chuyển đổi số gặp khó vì thiếu nguồn lực

Tại buổi giám sát, nhiều đại biểu thảo luận về công tác chuyển đổi số của TP.HCM. Về vấn đề này, Giám đốc Sở TT-TT TP.HCM Lâm Đình Thắng cho hay cụm từ đô thị thông minh mới chỉ xuất hiện tại Việt Nam khoảng năm 2017, chuyển đổi số từ năm 2020.

TP.Seoul (Hàn Quốc) đã thực hiện việc này cách đây 20 năm. Hay Singapore thực hiện chuyển đổi số từ năm 1994 với tổng kinh phí thực hiện là 250 triệu đô la Singapore (SGD) và có khoảng 1.500 người để thực hiện, tất cả nhằm đáp ứng nhu cầu của 4 triệu dân. Trong khi đó, TP.HCM bị hạn chế về nguồn lực, nhân lực, chưa kể còn nhiều vấn đề liên quan quy định, công nghệ...

Theo ông Thắng, hiện nay TP.HCM xác định chuyển đổi số trên 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số. Tất cả đều hướng đến để phục vụ người dân doanh nghiệp.

Để thúc đẩy điều này, thời gian tới, đơn vị tập trung tham mưu các giải pháp thúc đẩy phát triển thương mại điện tử, các công cụ giao tiếp giữa chính quyền và người dân như thông qua cổng thông tin 1022. Mặt khác, TP.HCM sẽ đầu tư vào hạ tầng công nghệ, điện thoại thông minh, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo có điện thoại thông minh, không để nơi nào tại TP.HCM có vùng lõm sóng 3G, 4G.

Nghiên cứu xử lý cá nhân lập trang điện tử vi phạm nhiều lần

Về việc xử phạt các trang thông tin điện tử tổng hợp đưa thông tin sai lệch, chưa kiểm chứng, ông Thắng cho hay hiện nay TP.HCM xử lý nghiêm túc theo vụ việc cụ thể, qua rà quét phát hiện trang thông tin vi phạm sẽ cảnh báo bằng văn bản, nếu tiếp tục vi phạm sẽ mời lên làm việc.

Nếu còn tái diễn đến lần thứ 3, đơn vị sẽ phối hợp cơ quan điều tra hoặc tham mưu, báo cáo Bộ TT-TT cho ngừng trang thông tin đó. Tuy nhiên, một thực tế là hiện nay nhiều người lập trang sẵn sàng bỏ trang cũ, lập trang mới. Thế nên, đơn vị đang nghiên cứu, kiến nghị giải pháp xử lý "tại nguồn", tức xử lý cá nhân tạo trang vi phạm nhiều lần.

Phát biểu kết luận tại buổi giám sát, ông Phạm Minh Tuấn, Phó chủ tịch Ủy ban MTTQ Việt Nam TP.HCM, trưởng đoàn giám sát, đề nghị Sở TT-TT nghiên cứu thành lập một hội đồng tư vấn, huy động chuyên gia để tham mưu cho các công trình đầu tư đúng phía hơn, đồng bộ hơn.

Song song đó, với vai trò là đơn vị thường trực thực hiện chuyển đổi số, Sở TT-TT TP.HCM cần tiếp tục tăng cường giám sát, kiểm tra tiến độ thực hiện, xác định mảng công việc để chủ trì, dẫn dắt hệ thống đi theo.

Sở TT-TT TP.HCM là cơ quan thường trực tham mưu triển khai chương trình chuyển đổi số và đề án xây dựng TP.HCM trở thành đô thị thông minh. Thời gian qua, đơn vị đã chủ động, quyết liệt triển khai chương trình này, xếp hạng đánh giá chỉ số chuyển đổi số (DTI) của TP.HCM liên tục top 5 tỉnh, thành cả nước.

Tuy nhiên, Sở TT-TT TP.HCM đánh giá việc tổ chức thực hiện các dự án thuộc đề án đô thị thông minh còn khó khăn, nhất là các dự án có quy mô lớn còn chậm, nguồn nhân lực có chuyên môn cao làm việc nhà nước ngày càng hạn chế, chưa đảm bảo yêu cầu.

Bài liên quan
Chuyển đổi số xanh Hải Phòng: Thách thức và cơ hội
Ngày 22.11, UBND TP.Hải Phòng và Hiệp hội Phần mềm và Dịch vụ CNTT Việt Nam (VINASA) tổ chức Diễn đàn Chuyển đổi số – Hải Phòng 2024 với chủ đề “Chuyển đổi số xanh – Động lực phát triển kinh tế, xã hội”.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyển đổi số TP.HCM gặp khó vì thiếu nguồn lực