Bên cạnh vấn đề đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri và nhân dân cả nước là câu chuyện xoay quanh BOT, nghị trường QH trở nên nóng hơn khi các ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể về những vấn đề xung quanh lĩnh vực đường sắt

Chuyện đường sắt của Bộ GTVT làm nóng nghị trường Quốc hội

Nam Phong | 04/06/2018, 16:43

Bên cạnh vấn đề đang thu hút sự quan tâm đặc biệt của cử tri và nhân dân cả nước là câu chuyện xoay quanh BOT, nghị trường QH trở nên nóng hơn khi các ĐBQH chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể về những vấn đề xung quanh lĩnh vực đường sắt

>>Quảng Nam: Hai tàu hỏa đâm nhau trực diện

>>Thanh Hóa: Tàu hỏa va chạm ô tô, 2 người tử vong, lật 6 toa tàu

Đặng Thuần Phong - Bến Tre chất vấn Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể về đầu tư đường sắt, “chúng ta tiếp nhận của Pháp hơn 100 năm rồi nhưng vẫn lạc hậu và kém phát triển. Nguyên nhân vì sao một thời gian dài đầu tư cho đường sắt rất thấp. Nhiều ý kiến cho rằng có sự phân biệt trong quản lý nhà nước của Bộ đối với đường sắt và hạ tầng giao thông khác. Quan điểm của Bộ trưởng về vấn đề này như thế nào?

Trả lời câu hỏi của ĐB Đặng Thuần Phong, Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể nói: Riêng đường sắt, rõ ràng chúng ta không phân biệt đối xử giữa quản lý đường sắt và đường bộ, bởi vì đường sắt và đường bộ hoặc đường thủy đều là trách nhiệm của Bộ Giao thông vận tải.

Về góc độ toàn ngành, chúng tôi xem tất cả các lĩnh vực đều quan trọng như nhau, có thể nói đường sắt cũng rất quan trọng bởi vì chi phí vận tải thấp so với các loại hình khác, đường biển, đường thủy nội địa cũng vậy. Riêng đường bộ chi phí cao. Một là chúng ta phải đầu tư, duy tu sửa chữa lớn, do đó chúng tôi khẳng định không phân biệt.

Dự án đường sắt,kinh phí thường rất cao, muốn hình thành một đoạn tuyến có thể nói kinh phí rất lớn, chúng tôi xin tiếp thu ý kiến của đại biểu Quốc hội, khi Quốc hội thông qua đề án, chúng tôi sẽ cố gắng chọn những đoạn tuyến tốt như thành phố Hà Nội, thành phố Vinh, Thành phố Hồ Chí Minh, thành phố Nha Trang để chúng ta triển khai làm trước. Hy vọng chúng ta sẽ giải quyết căn cơ của đường sắt.

Bộ trưởng Bộ GTVT Nguyễn Văn Thể trả lời chất vấn của các ĐBQH

Đường sắt chúng tôi sẽ cố gắng đề ra các giải pháp phối kết hợp với địa phương để quản lý hành lang, quản lý giao thông, có thể chúng ta thực hiện chậm nhưng đảm bảo an toàn cho tính mạng người dân để làm sao có những thông điệp, tuyên truyền vận động, ràng buộc trách nhiệm của các bên có liên quan để chúng ta khai thác đường sắt hiện nay cho hiệu quả tốt nhất.

Còn ĐB Tô Thị Bích Châu - TP Hồ Chí Minh chất vấn: Cử tri cho rằng chất lượng đường sắt hiện nay quá tải. Đề nghị Bộ trưởng cho giải pháp cụ thể để tập trung nâng cao chất lượng hạ tầng phục vụ đường sắt và giảm tối đa tai nạn giao thông đường sắt.

Trả lời chất vấn của ĐB Tô Thị Bích Châu, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể nói: Trong báo cáo với QH thì Bộ GTVT đã báo cáo rất rõ giao thông đường sắt mà đặc biệt đường sắt Bắc - Nam là một tuyến đường hết sức quan trọng đối với đất nước. Nếu chúng ta giải quyết giao thông đường sắt tốt thì sẽ giảm tải cho đường bộ rất nhiều và chúng ta cũng không cần phải đầu tư nhiều tiền để phát triển hệ thống đường bộ Bắc - Nam như hiện nay.

Tuy nhiên tôi cũng nhìn nhận ngành giao thông vận tải tham mưu kém, do đó trong thời gian vừa qua chúng ta chưa có những giải pháp để hình thành tuyến đường sắt Bắc - Nam đảm bảo đúng yêu cầu kỹ thuật. Đường sắt Bắc - Nam hiện nay của chúng ta rất lạc hậu, nếu như đường sắt hiện nay phát triển theo 4 giai đoạn thì giai đoạn của chúng ta là giai đoạn sử dụng diesel là giai đoạn thứ 2, có nghĩa là hiện nay vô cùng lạc hậu và có những đoạn đường sắt đã hình thành 70 - 80 năm nhưng chúng ta vẫn chưa có giải pháp để nâng cấp. Chúng tôi xin nhận trách nhiệm của ngành trong công tác tham mưu để chúng ta nâng cao chất lượng đường sắt.

Hiện nay đường sắt Bắc - Nam của chúng ta vẫn còn 5.719 đường giao cắt, trong đó có 1.519 đường giao cắt do Tổng Công ty đường sắt tổ chức có gác chắn, đó là những đoạn đường cắt ngang lớn, có nhiều phương tiện qua lại. Còn lại 4.200 đường giao cắt, gọi là giao cắt dân sinh, chủ yếu đường nhỏ và kết nối vào các khu cụm dân cư. Do đó, hiện nay nếu chúng ta đi trên đường sắt sẽ cảm thấy có rất nhiều đường giao cắt và những đường giao cắt này luôn tiềm ẩn nguy cơ tai nạn giao thông.

Đối với những đường 1.519 đường giao cắt có tổ chức thì chúng ta quản lý tương đối tốt. Còn 4.200 đường giao cắt còn lại do nhỏ lẻ thì chúng tôi đều có biển báo, đều có giải pháp làm gờ giảm tốc để phương tiện đi qua có cảnh báo, đồng thời khi phương tiện đường sắt đến, chúng ta đều có biển báo, cảnh báo. Tuy nhiên, việc chấp hành tham gia giao thông của một bộ phận không nghiêm, nên tuy có hiệu lệnh, biển báo nhưng không quan sát và thường dẫn đến tai nạn đường bộ với đường sắt. Còn đường sắt rõ ràng không có đường tránh, họ chỉ duy nhất một đường ray chạy và việc giảm tốc cũng rất khó khăn.

Để chấn chỉnh việc này chúng tôi đã làm việc với Tổng công ty đường sắt, hiện nay Bộ đang rất tập trung cho một số vụ việc tai nạn giao thông đường sắt gần đây. Chúng tôi đã tổ chức hội nghị trực tuyến với các tỉnh thành có đường sắt đi qua và cam kết với địa phương tăng cường công tác quản lý sắp tới. Trách nhiệm nào thuộc Bộ Giao thông vận tải, Cục đường sắt, trách nhiệm nào của địa phương. Dứt khoát không để phát sinh thêm các đường giao cắt, với những đường giao cắt hiện nay, chúng ta sẽ tăng cường tự động hóa hoặc đưa ra các giải pháp để đảm bảo an toàn giao thông đường sắt tốt hơn.

Về lâu dài, hiện nay Bộ GTVT đang chuẩn bị đề án xây dựng đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao sẽ trình Quốc hội vào năm 2019.

Cũng quan tâm tới ngành đường sắt, ĐB Dương Trung Quốc - Đồng Nai nói: Rất mừng đến thời điểm vừa rồi mới có một đại biểu nhắc đến đường sắt, tôi thấy đây chính là vấn đề trong nhận thức của chúng ta, đặc biệt trong ngành giao thông. Đường sắt là một phương tiện tuyệt đối công cộng cần được ưu tiên. Đường sắt là một giá trị chúng ta được thừa kế từ năm 1936, Việt Nam đã trở thành một trong những nước có được một hệ thống đường sắt hoàn thiện nhất ở Châu Á. Ngày hôm nay đường sắt ở tình trạng này, tôi cho là trong nhận thức của chúng ta không đầy đủ.

ĐBQH Dương Trung Quốc - Ảnh: VPQH

Cách đây 8 năm Quốc hội đã thẩm định và không tán thành việc xây dựng đường sắt cao tốc Bắc-Nam nhưng vẫn khẳng định cần thiết phải sớm có một đường sắt hoàn thiện, có tốc độ cao để đáp ứng như là một phương tiện xương sống của hệ thống giao thông của chúng ta. Vậy 8 năm qua hầu như dậmchân tại chỗ, phải chăng đầu tư làm đường bộ dễ chia sẻ lợi ích, trong khi đường sắt đầu tư lớn. Vì thế tôi muốn đề nghị Bộ trưởng nói rõ quan điểm của mình đối với đường sắt Việt Nam.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời: chúng tôi đồng tình rất cao với ý kiến của ĐB Dương Trung Quốc. Đường sắt chúng ta phải quản lý như đường cao tốc. Đường sắt là loại hình vận tải đặc biệt, không có tuyến đường thứ hai để tránh, vì khi chạy bám sát đường ray, nên cần quản lý chặt chẽ để tránh đường giao cắt, vật nuôi, con người có thể xâm phạm, phạm vi an toàn dẫn đến tai nạn. Tuy nhiên, trong thời gian vừa qua, đặc biệt sau khi đất nước thống nhất, tình hình kinh tế nước ta vô cùng khó khăn, chúng ta vừa quản lý vận hành nhưng chưa làm tốt công tác quản lý hành lang, có giải pháp để bảo đảm ATGT tuyệt đối cho tuyến đường sắt.

Do đó, khi chúng ta phát hiện ra một loạt, như 5.719 đường giao cắt, chúng ta đã tập trung hết sức cao độ. Hàng năm đều giảm được vài trăm đường giao cắt bằng các biện pháp. Hiện nay đường này rất lạc hậu, trách nhiệm của chúng ta, tôi nghĩ rằng sẽ thực hiện những giải pháp cấp bách để bảo đảm an toàn và hoạt động.

Về lâu dài chúng tôi đang xây dựng đề án tuyến đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao để báo cáo QH. Dự án đường sắt cách đây 8 năm đã trình QH nhưng QH chưa thông qua. Chúng tôi nghĩ trách nhiệm lớn thuộc về Bộ GTVT khi QH không thông qua, chúng ta cảm thấy dự án này rất cần thiết cho xã hội chúng ta, phải kiên trì đề xuất. Thời gian qua Bộ GTVT đã thực hiện nhiệm vụ tham mưu, năm tới 2019 theo chương trình Bộ sẽ trình đề án đường sắt Bắc - Nam tốc độ cao.

Cảm thấy Bộ trưởng chưa trả lời thoả đáng, ĐB Tô Thị Bích Châu tranh luận: Câu trả lời của Bộ trưởng cũng chưa làm tôi hài lòng. Lý do là trong báo cáo của Bộ GTVT chỉ có 3 dòng nói về giao thông đường sắt, chỉ nói về hai ý định hướng, vấn đề ở đây tôi đặt ra giải pháp và giải pháp hết sức cụ thể. Vì những ngày vừa qua liên tục tai nạn giao thông đường sắt xảy ra, tuy nhiên giải pháp trả lời của Bộ trưởng vẫn chưa làm cho tôi hài lòng.

Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể: Thật ra chúng tôi rất quan tâm tới đường sắt. Trong báo cáo với QH, chúng tôi cũng xin lỗi các đại biểu QH, chúng tôi không dành nhiều đoạn để nói về đường sắt. Thật ra đường sắt trong mấy ngày vừa qua, đặc biệt là khi có xảy ra nhiều tai nạn thì bản thân lãnh đạo bộ và các đơn vị cũng đã nhận trách nhiệm trước Đảng, Nhà nước, nhân dân và chúng tôi cũng thành thật xin lỗi người dân, những người bị tai nạn giao thông, liên quan đến đường sắt. Chứng tỏ rằng chúng tôi cũng xác định trách nhiệm rất cao của mình và sự yếu kém của hệ thống đường sắt, kể cả các cơ quan, đơn vị có liên quan, kể cả Cục đường sắt và Tổng công ty đường sắt.

Chúng tôi đang triển khai những giải pháp cấp bách để chấn chỉnh lại tình hình giao thông và có lẽ sắp tới Bộ GTVT sẽ tổ chức nhiều cuộc họp và cũng sẽ truyền thông để đại biểu nắm rõ hơn. Thực ra, đường sắt chúng tôi hết sức quan tâm.

ĐB Dương Trung Quốc cũng tranh luận với Bộ trưởng Bộ GTVT: Tôi không tán thành Bộ trưởng cho rằng lý do là do tham mưu kém của ngành đường sắt. Tôi là người viết lịch sử ngành đường sắt Việt Nam. Gần như bị bỏ rơi thì đúng hơn, chính vì thế tôi có một câu hỏi mà Bộ trưởng chưa trả lời kèm theo đó là, phải chăng đầu tư vào đường bộ dễ chia sẻ lợi ích hơn, có thể cắt nhỏ ra, nhiều hợp đồng, v.v... đường sắt không những lớn mà chúng ta phải làm tổng thể. Cho nên đó là lý do làm cho chúng ta ít quan tâm đến đường sắt, không mang lại những lợi ích cho những nhóm lợi ích.

Trả lời ĐB Dương Trung Quốc, người đứng đầu Bộ GTVT nói:Tôi nghĩ đường sắt đầu tư rất lớn và khi chúng ta quyết, thậm chí có những dự án đến tỉUSD và dự án trước đây chúng ta trình mấy chục tỉđô và sau khi ra QH, QH rất đắn đo, vì đây là một nguồn kinh phí rất lớn, 8 năm trước chúng ta chưa thông qua được đề án này. Nếu chúng ta làm thì chúng ta phải làm đường đôi, chúng ta không thể nào chắp vá, sửa.

Đường hiện nay là đường độc đạo, khổ rộng là 1 m, trong khi đường đôi và đường hiện nay chúng ta dùng 1435, hoàn toàn là khổ khác. Tôi nghĩ nếu QH thống nhất chủ trương, Chính phủ chỉ đạo thì chúng ta sẽ tiến hành thực hiện các dự án đường sắt. Điều đáng tiếc là trong thời gian vừa qua chúng ta chưa thông qua được một dự án nào về đường sắt làm mới, do đó chúng ta chưa triển khai.

Bình luận về việc đường sắt, đường bộ nhiều dự án để chia sẻ lợi ích thì theo quan điểm cá nhân tôi là người làm giao thông, chúng tôi rất mong muốn phát triển hài hòa các loại hình vận tải, trong đó có đường sắt. Tôi cũng nhìn nhận là đường sắt của chúng ta phát triển quá lạc hậu, đường biển, đường ven bờ, đường thủy nội địa trong thời gian vừa qua là sự đầu tư chưa đúng mức. Tôi nghĩ làm dự án đường sắt, đường bộ đều như nhau bởi vì bản thân tôi lấy tâm ra để làm, nếu tôi vi phạm, tôi hoàn toàn chịu trách nhiệm trước pháp luật.

Tôi nghĩ đã đến giai đoạn chúng ta cần phải thông qua đề án đường sắt, chúng ta có thể thông qua với 50 tỉ, mỗi nhiệm kỳ chúng ta bỏ ra 5 tỉđồng để chúng ta hình thành nên tuyến đường sắt mới. Có như vậy trong nhiều nhiệm kỳ, chúng ta mới có được đường sắt Bắc-Nam. Chúng ta không có đường sắt Bắc-Nam thì đây là một hạn chế rất lớn cho hoạt động vận tải cũng như phát triển kinh tế-xã hội.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân nhắc Bộ trưởngc Nguyễn Văn Thể: Tôi xin nhắc lại tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội đã đồng ý chủ trương dùng dự phòng của trái phiếu Chính phủ trong 5 năm, 15 ngàn tỉ,trong đó có 7 ngàn tỉdành cho đường sắt và 8 ngàn tỉdành cho giải quyết những công trình, dự án quan trọng do chúng ta tạm dừng, hoãn thi công gây ảnh hưởng cho các địa phương. Cho tới nay việc này còn chậm. Đề nghị Bộ trưởng về nhanh chóng chỉ đạo để sớm trình Ủy ban Thường vụ Quốc hội, đây thuộc thẩm quyền của Ủy ban Thường vụ Quốc hội vì Quốc hội đã thông qua chủ trương.

Tôi xin nhắc lại có 7 ngàn tỉcho trung hạn 5 năm đầu tư cho đường sắt, rõ ràng là đường sắt chúng ta chưa quan tâm và Bộ trưởng đã nhận trách nhiệm của mình, sắp tới phải phát triển hài hòa giữa các loại hình giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy, đường hàng không chứ không chỉ quan tâm cho đường bộ.

Cuối giờ chất vấn buổi sáng, các ĐB tiếp tục đặt câu hỏi chất vấn tới Bộ trưởng Bộ GTVT.

ĐB Trương Minh Hoàng - Cà Mau: Tình trạng tai nạn đường sắt liên tục xảy ra, trong báo cáo có nêu là do lạc hậu, nguyên nhân chính là hạ tầng đường sắt thấp kém và đặc biệt tham mưu đề xuất như Bộ trưởng nêu là còn yếu kém. Tuy nhiên, trong báo cáo của Bộ Giao thông vận tải, việc đầu tư cho đường sắt rất ít mà tập trung đầu tư đường sắt Cát Linh-Hà Nội và số đường sắt quan trọng khác. Đề nghị Bộ trưởng cho biết nếu ưu tiên như vậy, có khắc phục được tình trạng tai nạn đường sắt như đã qua hay không? Tại sao không tập trung nguồn vốn để đầu tư, đề xuất đầu tư cho an toàn đường sắt trong cả nước.

Phùng Văn Hùng - Cao Bằng: Tôi không đồng tình với ý kiến của Bộ trưởng nói rằng vì đầu tư cho đường sắt là rất lớn, vì đã có chủ trương của Đảng tại Nghị quyết số 13/2012 về phát triển đồng bộ hệ thống giao thông bao gồm hàng không, đường bộ và giao thông đường sắt. Suốt thời gian qua đầu tư cho ngành đường sắt chỉ chiếm khoảng 2-3% trong tổng số vốn đầu tư cho ngành giao thông. Tôi cho rằng đây là vấn đề hết sức quan trọng.

Đề nghị Bộ trưởng giải thích về nguyên nhân, trách nhiệm khi vốn đầu tư của ngành đường sắt thời gian qua rất thấp, ảnh hưởng đến an toàn giao thông. Câu hỏi này tôi cũng xin gửi tới Phó Thủ tướng, đề nghị đồng chí cho biết trách nhiệm của Chính phủ và Chính phủ có phương hướng, chiến lược gì để khắc phục tình trạng nêu trên?

Báo cáo dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam vào năm 2019

Đầu giờ chiều, Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể tiếp tục trả lời chất vấn của các ĐBQH, kéo dài tới 15 giờ.Tổng số phiên chất vấn sáng 4.6 có 30 ĐB chất vấn, 20 lượt ĐBtranh luận và còn 28 ĐB đăng ký. Trong hơn 1 giờ đồng hồ buổi chiều,có tới36 ĐB đặt câu hỏi, trong đó 18 ĐB trực tiếp chất vấn với 21 lượt tranh luận, còn 18 ĐB xin gửi câu hỏi bằng văn bản.

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân tổng kết phiên chất vấn nhóm vấn đề thứ nhất - Ảnh: VPQH

Chủ tịch QH Nguyễn Thị Kim Ngân kết luận:Nhóm vấn đề thứ nhất được Phó thủ tướng Trịnh Đình Dũng và Bộ trưởng Tài chính tham gia trả lời làm rõ. Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Nguyễn Văn Thể trả lời trước QH vì đảm nhiệm vị trí Bộ trưởng GTVT mới 8 tháng nhưng cơ bản bao quát được vấn đề, trả lời làm rõ hầu hết các ý kiến. Bộ trưởng thẳng thắn nhận trách nhiệm với những hạn chế của ngành. Nhưng một vài ĐBvẫn chưa hài lòng.

Ngoài những việc đã làm được, ngành giao thông còn nhiều vấn đề cần phải quyết tâm hơn nữa mới chuyển biến. Vấn đề quy hoạch, quản lý, chất lượng các công trình giao thông còn nhiều hạn chế, yếu kém, lạc hậu. Nhiều dự án chậm tiến độ, tổng mức đầu tư tăng. Ý thức giam gia giao thông của người dân kém dẫn đến tai nạn giao thông nghiêm trọng. Ùn tắc giao thông ở thành phố lớn ngày càng gây bức xúc.

Việc đầu tư các dự án BOT đường bộ nhiều thiếu sót nhưng chưa được xử lý gây ra bức xúc dư luận. Nguyên nhân từ hệ thống chính sách, pháp luật và cách điều hành của Bộ GTVT.

Chính phủ và các bộ ngành cần tiếp thu đầy đủ kiến của đại biểu, cử tri, tập trung vào những vấn đề sau: Rà soát đánh giá hệ thống giao thông, kết cấu, tập trung vào hệ thống đường sắt quốc gia, đường sắt tốc độ cao trục Bắc - Nam để báo cáo Quốc hội năm 2019. Triển khai đồng bộ các biện pháp đầu tư hệ thống giao thông, các công trình lớn quan trọng, giảm ùn tắc và kết nối các trung tâm kinh tế lớn.

Ngoài ra, phát triển hạ tầng các vùng khó khăn. Đảm bảo chất lượng các công trình trọng điểm, tránh ảnh hưởng đến đời sống người dân. Làm rõ cá nhân liên quan đến kéo dài tiến độ, tăng vốn các dự án. Tập trung các giải pháp đảm bảo an toàn giao thông, giảm số lượng tai nạn giao thông.

Xử lý nghiêm hành vi vi phạm an toàn giao thông. Lập lại trật tự giao thông, xử lý ùn tắc, đảm bảo lưu thông của người dân thông suốt. Tiếp tục nghiên cứu hoàn thiện các quy định về đầu tư theo hợp đồng BOT. Rà soát các trạm thu phí, xử lý các tồn tại vướng mắc ở các trạm thu phí, đảm bảo công khai minh bạch, lắp hệ thống thu phí tự động không dừng.

Nam Phong
Bài liên quan
Rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng hiệu quả tài chính dự án đường sắt cao tốc Bắc - Nam
Ủy ban Kinh tế đề nghị rà soát kỹ lưỡng để đánh giá đúng thực tế hiệu quả tài chính của dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam (ĐSTĐC) và khả năng ngân sách nhà nước phải bù lỗ trong tương lai cho hoạt động kinh doanh vận tải trên tuyến này.

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tạo nền tảng vững chắc cho sự phát triển mạnh mẽ, bền vững Việt Nam-Malaysia
một giờ trước Sự kiện
Phó thủ tướng, Chủ tịch đảng UMNO, Dr. Ahmad Zahid Hamidimong muốn hai bên tiếp tục đẩy mạnh hơn nữa quan hệ trên cả kênh nhà nước và kênh đảng trong năm 2025 khi Malaysia là Chủ tịch ASEAN.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyện đường sắt của Bộ GTVT làm nóng nghị trường Quốc hội