87.000 thí sinh ở TP.HCM đã hoàn thành môn Văn, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT. Nhiều học sinh nở nụ cười tươi bởi đề Văn khá cởi mở, nhiều lựa chọn cho người làm.

Chuyên gia Lã Minh Luận: ‘Đề môn Văn thi vào lớp 10 ở TP.HCM độc đáo, có sự phân loại cao’

nguyentuyet | 03/06/2018, 14:54

87.000 thí sinh ở TP.HCM đã hoàn thành môn Văn, kỳ thi tuyển sinh lớp 10 THPT. Nhiều học sinh nở nụ cười tươi bởi đề Văn khá cởi mở, nhiều lựa chọn cho người làm.

Kỳ thì tuyển sinh vào lớp 10 THPT bắt đầu diễn ra vào ngày 2.6, bài thi đầu tiên cho các em học mônVăn với thời gian làm bài 120 phút. Kết thúc môn thi, nhiều thí sinh tỏ ra thoải mái vì đề thi không quá khó. Nhiều câu hỏi trong đề thi nêu lên những vấn đề gần gũi với thực tế đời sống đã tạo nên nhiều hứng thú với các học sinh.

Đề thi môn Ngữ văn với câu nghị luận xã hội trong đề thi văn nói về mối quan hệ giữa bố mẹ và con cái khiến nhiều học sinh thích thú

Theo nhận định của các chuyên gia giáo dục thì với cách ra đề mở trong môn Văn, ngành GD TP.HCM đã đột phá trong đổi mới phương pháp dạy theo hướng giáo dục hiện đại.

Từ Hà Nội, chuyên gia giáo dục Lã Minh Luận (Chuyên gia môn Ngữ Văn THPT, tác giả nhiều đề tài nghiên cứu vềGD phổ thôngtrung học, tác giả hàng loạt cuốn sách về ôn thi môn Ngữ VănTHPT và sáchtâm lýgiáo dục) đã cho phóng viên Một Thế Giới một số nhận xét như sau:

"Đây là đềthi tuyển sinhlớp9vào10của TP.HCM. Nhìn chung, cách ra đề Văn của TP.HCM bao giờ cũng hay và chuẩn xác về văn phong, kiến thức hơn Hà Nội.Đề của Hà Nộira không năm nào không bị mổ xẻ để gắp sạn, nhưng đề của Sài Gòn ít phải đưa lên thớt. Tôi xin nhận xét đề này mấy ý như sau:

1. Câu 1, đưa ra một ngữ liệu hay, thiết thực với tình hình thực tế để thísinhbàn luận. Về các câu hỏi đưa ra cũng rất cơ bản, rất mở. Không bị gò như Hà Nộilà cứ nhất thiết phải đi từ dễ đến khó theo cấp độ. Hỏi những cái cần hỏi, rất thực tế không nặng về hình thức.

2.Câu 2, đưa ra mấy mô hình trong quan hệ giữa cha mẹ và con cái, từ đó yêu cầu thísinhnghị luận. Phải khen: Rất hay! Trực quan, độc đáo, nhìnvào viết bài luận rất dễ. Nhìn ra cả mặt tốt và hạn chế của vấn đề.

3.Câu 3đưa ra hai lựa chọn nhằm phát huy khả năng của thísinhvà phân loại rất rõ. Thísinhcó thể chọn một trong hai đề để làm bài, theo ý thích và phù hợp với khả năng của mình.

4.Đề văn hay nhưng nó phù hợp cho đối tượngthichuyên nhiều hơn là cho đại trà. Vì nó đòi hỏi học sinhphải có tư duy cao, thao tác nhanh và sáng tạo. Không có nhiều thời gian để suy ngẫm vì dung lượng kiến thức yêu cầu khá ôm đồm.

Nếu dạy văn theo kiểu đọc chép, làm thay, nghĩ hộ, áp đặt, khuôn mẫu... và học văn theo kiểu học vẹt, thụ động, không chịu tư duy, ỷ lại, rập khuôn máy móc thì khó có thể nhằn nổi đề này. Chính vì thế mới nói đề có sự phân loại cao".

Tham khảo đề thi tuyển sinh lớp 10 môn Văn tại TP.HCM

Câu 1: (3 điểm)

Em hãy đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu bên dưới:

Văn bản 1:Báo cáo mới đây của tạp chí Science cho thấy đến nay thế giới đã sản xuất khoảng 8,3 tỉtấn nhựa, trong đó 6,3 tỉtấn hiện là rác thải. Và 79% trong 6,3 tỉtấn đó giờ đang nằm trong các bãi rác và môi trường tự nhiên.

Nhựa được sử dụng phổ biến vì tiện dụng, rẻ tiền, dễ chế tạo. Tuy nhiên nhựa có hạn chế lớn là rất lâu phân hủy, đồng nghĩa với việc rác thải nhựa sẽ gây nên thảm họa môi trường nếu không có cách giải quyết.

Trong các đại dương, số lượng rác thải nhựa ước tính khoảng 150 triệu tấn - nặng gần bằng 1/5 khối lượng cá. Các nhà khoa học dự báo với tốc độ gia tăng rác thải nhựa như hiện nay, vào năm 2050, khối lượng rác thải nhựa sẽ nặng hơn cả khối lượng cá.

Việt Nam là một trong các quốc gia xả rác thải nhựa nhiều nhất thế giới. Tại Việt Nam, số lượng túi ni lon, chai nhựa, lynhựa, ống hút, hộp xốp…được sử dụng nhiều, vượt trội so với các nước khác.

Rác thải nhựa ảnh hưởng tiêu cực đến hệ sinh thái, làm ô nhiễm môi trường, môi trường nước, gây nguy hại cho nguồn lợi thủy hải sản và tác động xấu đến sức khỏe con người…

Văn bản 2:Trước sự đe dọa của rác thải nhựa, nhiều nước đã lên kế hoạch hành động. Từ tháng 1 năm nay, Chính phủ Scotland đề xuất ý kiến về việc cấm sản xuất, kinh doanh một số sản phẩm làm từ nhựa. Lệnh cấm này sẽ góp phần giảm đáng kể lượng rác thải nhựa.

Tại Anh, các loại hạt kim tuyến, trang trí đã bị cấm sử dụng. Việc tính phí với túi nhựa cũng được thực hiện. Theo số liệu thống kê của Bộ Môi trường thực phẩm và các vấn đề nông thôn, nhờ việc tính phí này, trong thời gian qua, số lượng túi nhựa được đưa vào sử dụng đã giảm 9 tỉchiếc.

Từ năm 2019, Đài Loan sẽ cấm sử dụng các loại ống hút nhựa tại các chuỗi cửa hàng thức ăn nhanh, sau đó tiến tới cấm hoàn toàn việc cung cấp túi nhựa tại các điểm kinh doanh.

Tại Việt Nam, một số tổ chức xã hội đã phát động các chiến dịch như: “7 ngày thách thức”, “bớt một vỏ chai, cứu tương lai”, với mục tiêu thúc đẩy cộng đồng chung tay chống lại rác thải nhựa.

Trong thời gian qua, nhiều bạn trẻ Việt nam cũng đã tổ chức hàng loạt hoạt động nhằm giảm rác thải nhựa. Các bạn mày mò thực hiện những dự án làm ống hút từ tre và cỏ bàng, tái chế rác thải nhựa thành những vật dụng có ích… Chắc chắn những hành động này sẽ góp phần giúp môi trường trở nên xanh, sạch, đẹp hơn.

a) Dựa vào văn bản, hãy cho biết tác hại của rác thải nhựa đối với cuộc sống (0,5 điểm)

b) Tìm thành phần biệt lập được sử dụng trong đoạn cuối của văn bản 2. (0,5 điểm)

c) Chỉ ra mỗi liên hệ về nội dung của hai văn bản trên. (1.0 điểm)

d) Theo em, giải pháp nào là hiệu quả nhất để giảm ô nhiễm rác thải nhựa ở nước ta hiện nay? Vì sao? (Em có thể lựa chọn giải pháp trong văn bản hoặc tự đề ra giải pháp khác. Trả lời tương đương 3-5 dòng).( 1.0 điểm)

Câu 2: (3 điểm)

Để thể hiện mỗi quan hệ giữa cha mẹ và con cái ( che chở, bao bọc, chia sẻ, gắn bó, bình đẳng, độc lập…) các bạn học sinh đã đưa ra ba hình ảnh sau: (Hình minh họa)

Từ một trong ba hình ảnh trên, em hãy viết một bài văn ngắn (khoảng 1 trang giấy thi) bàn về mỗi quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong xã hội hiện nay.

Câu 3: (4 điểm)

Học sinh được lựa chọn 1 trong 2 đề sau:

Đề 1:

Không có kính không phải vì xe không có kính

Bom giật, bom rung kính vỡ rồi

Ung dung buồng lái ta ngồi

Nhìn đất, nhìn trời, nhìn thẳng

Nhìn thấy gió vào xoa mắt đắng

Nhìn thấy con đường chạy thẳng vào tim

Thấy sao trời và đột ngột cánh chim

Như sa, nhưùa vào buồng lái

(Trích Bài thơ về tiểu đội xe không kính, Phạm Tiến Duật)

Cảm nhận của em về hình ảnh người lính trong hai khổ khổ thơ trên. Từ đó, liên hệ với một tác phẩm khác cũng viết về người lính để thấy được nét gặp gỡ của các tác giả khi viết về đề tài này.

Đề 2:Từ những trải nghiệm trong quá trình đọc tác phẩm văn học, em hãy viết bài văn với nhan đề “ Những ngọn lửa nhóm lên trừ trang sách”.

Tú Viên (ghi)
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
2 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyên gia Lã Minh Luận: ‘Đề môn Văn thi vào lớp 10 ở TP.HCM độc đáo, có sự phân loại cao’