Sở Xây dựng vừa công bố ‘siêu dự án’ EverGreen của Công ty Tài Nguyên đang được cầm cố tại ngân hàng.

TP.HCM: Công ty Tài Nguyên thế chấp dự án EverGreen cho Ngân hàng SHB

Hồ Đông | 02/06/2018, 06:34

Sở Xây dựng vừa công bố ‘siêu dự án’ EverGreen của Công ty Tài Nguyên đang được cầm cố tại ngân hàng.

Mới đây Sở Xây dựng TP.HCM công bố hàng loạt các dự án BĐS đủ điều kiện mở bán nhà hình thành trong tương lai. Trong số các dự án được nêu tên, có không ít dự án đã bị chủ đầu tư đem thế chấp tại ngân hàng.

Trong số các “anh tài” được Sở Xây dựng gọi tên lần này có dự án Khu dân cư mới phức hợp đa năng EverGreen do Công ty TNHH XD-SX-TM Tài Nguyên làm chủ đầu tư.

Trong công văn số 4537 của Sở Xây dựng gửi Công ty TNHH XD-SX-TM Tài Nguyên đã chấp thuận cho công ty Tài Nguyên mở bán 30 căn nhà thấp tầng (City Villa ) hình thành trong tương lai tại Dự án Khu dân cư mới phức hợp đa chức năng Phường Phú Mỹ, quận 7, TP.HCM.Theo đó, dự án đã được Sở Tài nguyên cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, quyền sở hữu tài sản và nhà ở gắn liền với đất. Tổng diện tích đất được công nhận là 9.098,8m2, mục đích sử dụng là đất đô thị.

Dự án Khu dân cư mới phức hợp đa năng của Công ty Tài Nguyên được chia làm 2 giaiđoạn và đã được chấp thuận đầu tư tại quyết định 926 và 927 của UBND TP.

Dự án Kenton Node (đường Nguyễn Hữu Thọ, P.Phước Kiển, huyện Nhà Bè) của Công ty Tài Nguyên được biết đến là một siêu dự án tầm cỡ nhưng mãi vẫn chưa hoàn thiện -Ảnh: Q.B

Tuy nhiên, theo thông tin có được, Công ty Tài Nguyên đã thế chấp Dự án Khu dân cư mới phức hợp đa chức năng (EverGreen) tại Ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, chi nhánh Sài Gòn (SHB), bao gồm cả 30 căn nhà thấp tầng (City Villa) trong dự án.

Theo tìm hiểu, với việc đã cầm cố dự án tại ngân hàng TMCP Sài Gòn - Hà Nội, Công ty Tài Nguyên bắt buộc phải có được sự chấp thuận từ phía SHB về mặt nguyên tắc đồng ý để chủ đầu tư mở bán Khu dân cư mới phức hợp đa chức năng (EverGreen).

Sở Xây dựng cũng đã yêu cầu công ty này tuân thủ quy định của pháp luật và của SHB về thế chấp, giải chấp tài sản với đất hình thành trong tương lai.

“Khi thực hiện bán sản phẩm thuộc dự án, Công ty TNHH XD-SX-TM Tài Nguyên và bên mua phải có trách nhiệm cùng SHB ký biên bản thỏa thuận về việc không giải chấp tài sản hình thành trong tương lai” nội dung công văn ghi rõ.

Khách hàng nên thận trọng khi xuống tiền, việc chủ đầu tư cầm cố dự án bất động sản cho ngân hàng để lấy tiền thực hiện dự án thì không phải quá xa lạ. Tuy nhiên, để tránh những trường hợp không đáng có xảy ra, khách hàng cần phải thận trọng tự bảo vệ mình bằng cách tìm hiểu kỹ năng lực cũng như uy tín chủ đầu tư.

Trên thực tế đã có không ít các trường hợp chủ đầu tư không đủ năng lực về tài chính đang trong giai đoạn “chết lâm sàng” cầm cố tài sản vào ngân hàng và dùng dòng chính dòng tiền đó để sử dụng vào việc khác ngoài mục đích tiếp tục đầu tư vào dự án.

Chính điều này đã khiến khách hàng tỏ ra lo lắng khi xuống tiền đầu tư vào các dự án bất động sản hình thành trong tương lai.

Một số ví dụ điển hình như trong năm 2017 vừa qua, cư dân sống ở chung cư The Harmona (số 33 Trương Công Định, phường 14, quận Tân Bình, TP.HCM) bỗng tá hỏa khi hay tin dự án bị mộtngân hàng siết nợvì chủ đầu tư là Công ty Cổ phần Vật tư xuất nhập khẩu Tân Bình tự ý mang tài sản của họ để bảo lãnh cho công ty Cổ phần Thanh Niên vay vốn.

Ngân hàng Agribank chi nhánh Bình Chánh đã thông báo bán đấu giá quyền sử dụng đất và tài sản gắn liền với đất của công ty TNHH Thương mại và Xây dựng Vạn Hưng Phát với khoản nợ 161,5 tỉđồng (tính nợ gốc và lãi).

Tài sản thế chấp của đơn vị này là dự án căn hộ tại số 339 đường Bông Sao (góc Tạ Quang Bửu) phường 5, quận 8, TP.HCM. Hay việc Maritime Bank cũng ra thông báo thu giữ tài sản thế chấp là bất động sản tọa lạc tại 1/229 khu biệt thự Phú Gia (Phú Mỹ Hưng) phường Tân Phong, quận 7, TP.HCM. Các chuyên gia BĐS cho rằng việc sử dụng nguồn vốn vay từ ngân hàng làm nguồn tài chính chủ yếu nhất là việc cần thiết và vô cùng quan trọng khi triển khai nhiều dự án.

Theo chuyên gia BĐS độc lập Phan Công Chánh, trên thực tế, nếu nói về bản chất, nợ và thế chấp ngân hàng không phải là xấu mà chỉ là một công cụ vốn tài chính cho nhà đầu tư phát triển dự án. Quan trọng là họ phải đảm bảo được “sức khỏe” tài chính của doanh nghiệp và dòng tiền ổn định để chi trả phần lãi trên vốn vay. Và quan trọng nhất là chủ đầu tư sử dụng chính dòng tiền đã vay đó để đầu tư vào dự án tăng giá trị sinh lời trong tương lai. Siêu dự án Kenton Node do công ty Tài Nguyên làm chủ đầu tư, được mệnh danh là một trong những dự án tầm cỡ nhất ở cửa ngõ phía Nam Sài Gòn, cũng đã từng hụt hơi.

Dự án này vốn đã tốn không ít giấy mực của báo chí về việc nằm “trơ gan cùng tuế nguyệt” suốt 7 năm trời và có ý kiến cho rằng chủ đầu tư đã không còn đủ “sức khỏe” tài chính để vực dậy dựán tầm cỡ này. Phải đến năm 2017, dự án may mắn được các ngân hàng trong nước rót hàng ngàn tỉđồng để hoàn thiện và tái khởi động nhiều hạng mục tại đây. Theo quy hoạch điều chỉnh, dự án Kenton Node có lượng căn hộ tăng lên, với 1.683 căn hộ cao cấp, gần 300 phòng khách sạn tiêu chuẩn 5 sao, khu lưu trú, trung tâm mua sắm, trường học, phòng khám quốc tế…

Mới đây, việc Công ty Tài Nguyên bắt tay với TNR Holdings VN để phát triển vào dự án EverGreen (Quận 7,TP.HCM) được giới chuyên gia đánh giá là một bước đệm quan trọng để Tài Nguyên tăng tốc và khẳng định lại giá trị của chủ đầu tư trên thị trường BĐS với các dự án siêu sang.

Tuy nhiên, cũng có không ít những cảnh báo từ các chuyên gia cho rằng việc phát triển phân khúc siêu sang trong giai đoạn thị trường BĐS đang chững lại và có dấu hiệu giảm nhiệt như hiện nay được xem là một bước đi khá mạo hiểm từ phía các nhà đầu tư, phát triển dự án.

Hồ Đông
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư Tô Lâm: Công an phải thật sự trở thành 'điểm tựa bình yên của nhân dân'
4 giờ trước Theo dòng thời sự
Tối qua 18.1, tại nhà hát Hồ Gươm (Hà Nội), Tổng Bí thư Tô Lâm đã dự chương trình giao lưu nghệ thuật chính luận “Sống trong lòng dân”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
TP.HCM: Công ty Tài Nguyên thế chấp dự án EverGreen cho Ngân hàng SHB