Công an TP.Hà Nội đã tiếp nhận hồ sơ vụ học sinh bị xe taxi đâm gãy chân ở trường tiểu học Nam Trung Yên - Hà Nội.

Chuyển vụ học sinh bị gãy chân lên công an Hà Nội

Hải Yến | 20/02/2017, 17:35

Công an TP.Hà Nội đã tiếp nhận hồ sơ vụ học sinh bị xe taxi đâm gãy chân ở trường tiểu học Nam Trung Yên - Hà Nội.

Chia sẻ với phóng viên, thượng tá Nguyễn Đức Minh, Phó trưởng Công an quận Cầu Giấy, Hà Nội cho biết toàn bộ hồ sơ liên quan đến vụ việc học sinh bị tai nạn gẫy chân tại trường Tiểu học Nam Trung Yên đã được chuyển lên Phòng Cảnh sát hình sự, Công an Hà Nộiđể xử lý.

Hiện nay, gia đình anh Trần Chí Dũng - bố của cháu Trần Chí Kiên (học sinh lớp 2 bị tai nạn gãy xương đùi) đã thuê luật sư để bảo vệ quyền lợi của cháu Kiên.

"Chiều nay 20.2, phía luật sư và công an sẽ đến đưa cháu Kiên đi giám định ở Viện khoa học hình sự (Bộ Công an) để có căn cứ giải quyết vụ việc. ” - anh Dũng cho hay.

Đơn mời luật sư của bố cháu Trần Chí Kiên

Cũng trong sáng20.2, ông Phạm Xuân Tiến – Phó Giám đốc Sở GD-ĐT Hà Nội cho biết: “Dự kiến trong tuần này cơ quan Công an TP Hà Nội sẽ công bố kết luận điều tra vụ cháu Trần Chí Kiên bị ngã gãy chân ở trường tiểu học Nam Trung Yên. Sở cũng như Phòng GD-ĐT và UBND quận Cầu Giấy sẽ căn cứ vào đó để xem xét trách nhiệm của các cá nhân có liên quan, trong đó, có cả trách nhiệm của cô Hiệu trưởng Tạ Thị Bích Ngọc và cô Nguyễn Thị Hương – Phó hiệu trưởng nhà trường”.

Trao đổi về vấn đề đạo đức nghề giáo, TS Nguyễn Tùng Lâm - Chủ tịch Hội tâm lý giáo dục Hà Nội cho rằng: "Sự việc cháu bé gãy chân này, nếu ngay từ đầu, xét về lỗi cá nhân thì cô Ngọc chỉ có lỗi nhỏ là cho taxi vào trường trong khi đang có học sinh.

Dù không phải là người trực tiếp gây ra việc học sinh Trần Chí Kiên bị gãy chân nhưng bà Hiệu trưởng Trường Tiểu học Nam Trung Yên đã thể hiện những hành vi không xứng đáng với vai trò nhà giáo, trong khi đó, bà Ngọc còn là người quản lý một cơ sở giáo dục. Sự việc càng để lâu, càng gây sự bất bình trong dư luận. Chủ tịch thành phố đã có ý kiến, lãnh đạo Bộ GD-ĐT cũng đã nhắc nhở thành phố, nhưng cô Ngọc vẫn tại vị thì lỗi trước hết thuộc về chi bộ nhà trường, Phòng GD-ĐT và sau đó là của UBND quận".

Trong khi đó,PGS.TS Trần Xuân Nhĩ – Nguyên Thứ trưởng Bộ GD-ĐT cho rằng: Dù chưa có kết luận cuối cùng của cơ quan điều tra, nhưng thông qua các phát ngôn của cô hiệu trưởng với báo chí trước đó, tôi thấy cô Ngọc đã thể hiện mình là người thiếu trung thực.

Nếu mình có lỗi thì mình nhận lỗi, khuyết điểm lớn nhất của côlà không trung thực. Một nhà giáo mà thiếu đi phẩm chất này thì không thể đứng trong hàng ngũ ngành giáo dục nữa, chứ đừng nói là xứng đáng làm hiệu trưởng của một trường học".

Đứng về góc độ pháp lý, luật sư Lê Văn Thiệp (Đoàn luật sư Hà Nội) cũng bày tỏ:"Với những gì báo chí phản ánh về hành vi của Hiệu trưởng khichỉ đạo phát phiếu khảo sát để tạo ra bản khảo sát đối với toàn bộ tập thể giáo viên, học sinh, và để họ khai không đúng sự thật là hành vi vi phạm pháp luật. Theo tôi, cần tạm đình chỉ công tác để các cơ quan tố tụng tiến hành điều tra và có thể khởi tố hình sự Hiệu trưởng với tội danh mua chuộc hoặc cưỡng ép người khác khai báo gian dối, cung cấp tài liệu sai sự thật quy định tại Điều 309 BLHS 1999 (Sửa đởi bổ sung năm 2009)", luật sư Thiệp nói.

Cùng với đó, đối với các giáo viên đã thực hiện yêu cầu của Hiệu trưởng thì cần kỷ luật một cách nghiêm khắc để môi trường giáo dục được trong sạch, an toàn, tạo niềm tin cho các bậc phụ huynh Trường tiểu học Nam Trung Yên nói riêng và cả nước nói chung.

Dạ Thảo
Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
7 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Chuyển vụ học sinh bị gãy chân lên công an Hà Nội