Không nhặt vải giúp người bán hàng rong, tài xế ô tô biển số 29A-883.53 còn hôi của gây phẫn nộ.

Clip tài xế dừng ô tô nhặt chùm vải của người bán hàng rong gặp nạn: Phạt được không?

14/06/2020, 22:35

Không nhặt vải giúp người bán hàng rong, tài xế ô tô biển số 29A-883.53 còn hôi của gây phẫn nộ.

Đây là clip đang khiến dân mạng sôi sục.

Sau va chạm xe dưới trời mưa, người đàn ông bán hàng rong bị rơi nhiều vải ra đường.

Vài người dân thấy thương nên đi nhặt hộ vải cho anh. Thế mà tài xế ô tô biển số 29A-883.53 lại có hành động đáng ghê tởm và khinh bỉ.

Cụ thể hơn, anh chàng dừng ô tô, chạy xuống nhặt chùm vải lớn rồi chui vào xe.

Mặc người phụ nữ tới gần muốn xin lại chùm vải cho anh bán hàng rong, nam thanh niên vẫn lẵng lặng đóng cửa và lái ô tô đi luôn.

Sự việc diễn ra trên phố Đại Cồ Việt, quận Hai Bà Trưng, TP Hà Nội.

Tài xế ô tô hôi chùm vải của người bán hàng rong.

"Loại giẻ rách"; "tham lam vô độ, “hèn hạ”, “vô liêm sỉ”, "đáng ghê tởm", "đáng khinh bỉ"... là những từ mà dân mạng sử dụng để chỉ trích gã lái ô tô hôi chùm vải của người bán hàng rong. Một số người đang tìm danh tính và địa chỉ của hắn để bêu riếu.

Theo thông tin từ hệ thống dữ liệu của Cục Đăng kiểm Việt Nam, chủ ô tô 29A-883.53 có tên Nguyễn Kim T, trú tại địa chỉ tại xã Đông Lao, huyện Hoài Đức, Hà Nội. Ô tô này được đăng kiểm mới nhất vào ngày 17.1.2020 và có chu kỳ đăng kiểm 6 tháng do là xe kinh doanh.

Hôi của có thể xem là hành vi công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác. Không chỉ đáng lên án về mặt đạo đức mà ở góc độ pháp lý, hôi của có thể bị xử lý về mặt hành chính hoặc hình sự.

Trong trường hợp giá trị tài sản chiếm đoạt dưới 2 triệu đồng thì người thực hiện hành vi trên sẽ bị xử lý hành chính theo Điểm b khoản 1 Điều 15 Nghị định 167/2013 về vi phạm quy định về gây thiệt hại đến tài sản của người khác. Theo đó, người hôi của có thể bị phạt tiền từ 1 đến 2 triệu đồng.

Về mặt hình sự, theo Điều 172 Bộ luật Hình sự 2015, kẻ có hành vi hôi của có thể bị truy cứu trách nhiệm hình sự về tội công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác. Theo đó, kẻ nào công nhiên chiếm đoạt tài sản của người khác trị giá từ 2 triệu đồng đến dưới 50 triệu đồng hoặc dưới 2 triệu đồng nhưng thuộc các trường các trường hợp sau thì bị phạt cải tạo không giam giữ đến 3 năm hoặc phạt tù từ 6 tháng đến 3 năm:

- Đã bị xử phạt vi phạm hành chính về hành vi chiếm đoạt tài sản mà còn vi phạm;

- Đã bị kết án về tội này hoặc về một trong các tội quy định tại các điều 168, 169, 170, 171, 173, 174, 175 và 290 của Bộ luật hình sự, chưa được xóa án tích mà còn vi phạm;

- Gây ảnh hưởng xấu đến an ninh, trật tự, an toàn xã hội;

- Tài sản là phương tiện kiếm sống chính của người bị hại và gia đình họ; tài sản là kỷ vật, di vật, đồ thờ cúng có giá trị đặc biệt về mặt tinh thần đối với người bị hại.

Mặc khác, khung hình phạt tù cao nhất của tội danh trên là 20 năm. Người phạm tội còn có thể bị phạt tiền từ 10 triệu đồng đến 100 triệu đồng.

Clip chàng trai cố lấy lại ĐTDĐ bị 2 tên cướp xịt hơi cay và chém đứt tay. Xem chi tiết tại đây.

Công bố clip tài xế say xỉn bị bắn chết vì đấm cảnh sát, cướp súng và bỏ chạy

Nhân Hoàng

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Thủ tướng Phạm Minh Chính tới thủ đô Praha, bắt đầu thăm Cộng hòa Séc
8 giờ trước Sự kiện
Sau khi kết thúc tốt đẹp chuyến thăm chính thức Cộng hòa Ba Lan, vào lúc 13 giờ ngày 18.1, giờ địa phương (tức 19 giờ giờ Hà Nội), chuyên cơ chở Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cùng phu nhân Lê Thị Bích Trân và Đoàn đại biểu cấp cao Việt Nam đã tới sân bay Václav Havel, thủ đô Praha, bắt đầu thăm chính thức Cộng hòa Séc từ ngày 18 - 20.1, theo lời mời của Thủ tướng Cộng hòa Séc Petr Fiala.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Clip tài xế dừng ô tô nhặt chùm vải của người bán hàng rong gặp nạn: Phạt được không?