Người Việt quan niệm “cả năm đi lễ không bằng ngày Rằm tháng Giêng”; vì vậy trong những ngày này người dân đổ về các chùa cầu an rất nhiều và cũng nhiều người chọn cho mình cách ăn chay trong ngày quan trọng này.

Cỗ chay 'lên ngôi' ngày rằm tháng Giêng

Một Thế Giới | 22/02/2016, 15:10

Người Việt quan niệm “cả năm đi lễ không bằng ngày Rằm tháng Giêng”; vì vậy trong những ngày này người dân đổ về các chùa cầu an rất nhiều và cũng nhiều người chọn cho mình cách ăn chay trong ngày quan trọng này.

Đồ chay xuất hiện khá lâu trên thị trường và cũng ghi danh vào những món ăn đặc sắc của ẩm thực Việt nhưng không phải ngày nào, người nào cũng chọn cách ăn chay.

Nhưng vài năm trở lại đây, đồ ăn chay dần lấy lại sức hút đối với nhiều gia đình, đặc biệt là các bà nội trợ trong những ngày lễ, Tết, đám giỗ. Sau bao ngày Tết ngán ngẩm với bánh chưng, xôi, gà... những đồ ăn nhiều đạm, tinh bột thì nay mọi người đang tìm đến với những thức ăn nhẹ nhàng, thanh đạm và... đồ chay “lên ngôi”.

Chị Quỳnh Nga (phố Thái Hà) chia sẻ: “Mọi nhà quanh năm ăn những đồ ăn mặn nên ngày rằm đặc biệt là ngày quan trọng đối với người Việt như rằm tháng Giêng thì nhà tôi hay chọn cách ăn chay cho thanh đạm và nhẹ nhàng”.

“Đồ ăn chay bây giờ chẳng khác đồ mặn là mấy, món ăn mặn nào có thì đồ chay cũng có từ thịt gà, giò, chả, đến những thứ như mề chay... nên rất tiện lợi, phong phú lựa chọn mà không lo không tìm thấy đồ mình cần”, chị Nga nói thêm.

Hiện nay, đồ ăn chay dần trở nên phổ biến và gần gũi hơn với mọi nhà, không chỉ những người đi tu, theo Phật mà ngay cả những người bình thường cũng tỏ ra thích thú với đồ ăn chay hiện nay bởi sự đa dạng, ít dầu mỡ, cách chế biến đơn giản, tốt cho sức khỏe.

do an chay ram thang Gieng

Chia sẻ về lý do chọn đồ ăn chay trong ngày Rằm tháng Giêng, cô Nguyễn Thu Thủy (phố Hoàng Văn Thái) cho rằng, vào ngày rằm, đi thắp hương khấn phật tại đền chùa sẽ giúp tâm được thanh tịnh. Nhưng được ăn thêm những món đồ chay do nhà chùa làm hay tự mình đặt một mâm cỗ chay cũng là một nét văn hóa đặc sắc trong văn hóa Việt. Đồ ăn chay ăn không ngán, không quá nhiều dầu mỡ nên mọi người rất dễ ăn, đặc biệt giúp giảm cảm giác ngấy sau những ngày Tết dài.

Cũng theo cô Thủy, nguyên liệu làm đồ ăn chay hiện nay được bầy bán ở rất nhiều siêu thị lớn nhỏ, kể cả các cửa hàng tạp hóa ở chợ cũng bán khá nhiều, giá cả hợp lý mà cách chế biến cũng rất đơn giản, không quá cầu kỳ.

Nắm bắt nhu cầu của thực khách, nên nhiều nhà hàng bên cạnh phục vụ những mâm cỗ mặn theo đơn đặt hàng hay theo thực đơn có sẵn thì giờ đây cũng đưa thêm vào thực đơn những món ăn chay bổ dưỡng chẳng kém gì những mâm cỗ mặn đầy đặn bình thường.

Giá một mâm cỗ chay dao động từ 400.000 đồng đến hơn 1 triệu đồng tùy vào số lượng khách đặt, nhưng đa phần một mâm cỗ chay thường có từ 6 tới 12 món. Một số chủ cửa hàng đồ chay cho biết, khách hàng thường đặt một mâm cỗ chay có khoảng 6 món là chủ yếu, mâm cỗ này rất vừa vặn, các món cũng rất đa dạng nhưng phổ biến nhất vẫn là rau xào thập cẩm, thịt gà, cá chép rán, canh nấm... Tất cả những món ăn này đều được làm hoàn toàn từ những nguyên liệu chay nhưng cách chế biến không khác đồ ăn mặn là mấy.

Không quá khó để tìm thấy một cửa hàng đồ ăn chay tại Hà Nội, chỉ cần dạo qua mốt số con phố như Chùa Láng, Thái Hà, Nguyễn Phong Sắc cũng đủ nhận thấy sức hấp dẫn cũng như sự gần gũi của đồ ăn chay đối với người Việt trong thời buổi hiện nay.

Theo người quản lí chủ cửa hàng đồ ăn chay trên phố Chùa Láng, lượng khách đến với cửa hàng trong những ngày này rất đông, từ Tết ra rất nhiều người đã tìm đến cửa hàng tìm hiểu thông tin cũng như lên lịch đặt cỗ chay cho gia đình cũng vào ngày rằm. Tùy vào số lượng người của gia đình mà nhà hàng sẽ tư vấn các món ăn phù hợp nhưng chủ yếu khách hàng thường chọn những món ăn quen thuộc, truyền thống gần gũi trong Tết, chỉ khác đây là đồ chay.

Thu Anh

Bài liên quan

(0) Bình luận
Nổi bật Một thế giới
Tổng Bí thư trao đổi chuyên đề 'Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam'
3 giờ trước Sự kiện
Chiều 25.11, tại Học viện Chính trị quốc gia Hồ Chí Minh, Giáo sư, Tiến sĩ Tô Lâm, Tổng Bí thư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam trực tiếp trao đổi chuyên đề “Kỷ nguyên phát triển mới - Kỷ nguyên vươn mình của dân tộc Việt Nam”.
Đừng bỏ lỡ
Mới nhất
POWERED BY ONECMS - A PRODUCT OF NEKO
Cỗ chay 'lên ngôi' ngày rằm tháng Giêng